Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là gì? Doanh nghiệp phải có phương án trả nợ khả thi thì mới được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đúng không?
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trong Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định giải thích điều chỉnh kỳ hạn nợ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xử lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 31 Điều lệ Quỹ.
2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; số tiền trả nợ là việc Quỹ và doanh nghiệp cùng thống nhất thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng khi thời hạn cho vay không thay đổi.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được hiểu là việc Quỹ và doanh nghiệp cùng thống nhất thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng khi thời hạn cho vay không thay đổi.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là gì? Doanh nghiệp phải có phương án trả nợ khả thi thì mới được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đúng không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp phải có phương án trả nợ khả thi thì mới được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định điều kiện như sau:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
...
2. Doanh nghiệp được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được khoản nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng;
d) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;
đ) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, doanh nghiệp được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được khoản nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng;
- Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;
- Có đầy đủ hồ sơ.
Như vậy, doanh nghiệp phải có phương án trả nợ khả thi sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là một trong những điều kiện để được Quỹ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia gồm các tài liệu gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hướng dẫn hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ như sau:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ
...
5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ do doanh nghiệp chuẩn bị gửi đến Quỹ, gồm có:
a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, bao gồm các nội dung: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng; mức thiệt hại về vốn và tài sản; giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ; các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro; xây dựng cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu được chấp nhận áp dụng biện pháp xử lý rủi ro;
b) Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro của doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 02 năm;
c) Bản sao có chứng thực Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị biện pháp xử lý rủi ro;
d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).
6. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp; xem xét các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có), sự cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất, khả năng trả nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp sau khi được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất; xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ.
Theo đó, hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ do doanh nghiệp chuẩn bị gửi đến Quỹ, gồm có:
- Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, bao gồm các nội dung:
+ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng; mức thiệt hại về vốn và tài sản;
+ Giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
+ Các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro;
+ Xây dựng cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu được chấp nhận áp dụng biện pháp xử lý rủi ro;
- Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro của doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 02 năm;
- Bản sao có chứng thực Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị biện pháp xử lý rủi ro;
- Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.