Diện tích tối thiểu ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học là bao nhiêu? Bao gồm những phòng nào?
Diện tích tối thiểu ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 quy định Yêu cầu thiết kế kiến trúc như sau:
...
6. Yêu cầu thiết kế kiến trúc
6.1. Cao độ sàn lối vào nhà phải cao hơn cao độ lề đường ở lối vào tối thiểu 0,15 m.
6.2. Các phòng ở phải bố trí tại các tầng trên mặt đất. Khi nhà ở được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ, cao độ mặt nền (sàn) phòng ở phải cao hơn cao độ vỉa hè ít nhất là 0,50m.
6.3. Diện tích tối thiểu căn hộ ở trong nhà ở chung cư là:
- 30 m2 đối với nhà ở xã hội;
- 45 m2 đối với nhà ở thương mại.
6.4. Tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4 m2/người.
...
Theo đó, tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành sinh viên Đại học là 4 m2/người.
Diện tích tối thiểu ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học là bao nhiêu? Bao gồm những phòng nào? (Hình từ Internet)
Ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học được xây dựng bao gồm những phòng nào?
Ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học được xây dựng bao gồm những phòng theo quy định tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 như sau:
Diện tích sử dụng trong nhà ở là tổng diện tích các phòng ở và các phòng phụ, được tính như sau:
- Diện tích ở là tổng diện tích các phòng chính dùng để ở bao gồm:
+ Phòng ở (phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng làm việc, giải trí) trong nhà ở căn hộ;
+ Phòng ở, phòng ngủ trong nhà ở ký túc xá;
+ Các tủ tường, tủ xây, tủ lẩn có cửa mở về phía trong phòng ở;
+ Diện tích phần dưới cầu thang bố trí trong các phòng ở của căn hộ (nếu chiều cao từ mặt nền đến mặt dưới cầu thang dưới 1,60 m thì không tính phần diện tích này).
- Diện tích phụ: là tổng diện tích các phòng phụ hoặc bộ phận sau đây:
+ Phòng tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng quản lý trong nhà ở ký túc xá;
+ Bếp (chỗ đun nấu, rửa, gia công, chuẩn bị) không kể diện tích chiếm chỗ của ống khói, ống rác, ống cấp, thoát nước;
+ Phòng tắm rửa, giặt, xí, tiểu và lối đi bên trong các phòng đối với nhà ở thiết kế khu vệ sinh tập trung;
+ Kho;
+ Một nửa diện tích lôgia;
+ 0,3 diện tích ban công, thềm;
+ 0,35 diện tích sân trời;
+ Các hành lang, lối đi của căn hộ hoặc các phòng ở;
+ Các tiền sảnh, phòng đệm… sử dụng riêng cho một căn hộ hoặc một vài phòng ở;
+ Các lối đi, lối vào, phòng đệm của khu bếp hay khu tắm rửa, giặt, xí, tiểu tập trung;
+ Các tủ xây, tủ lẩn của căn hộ có cửa mở về phía trong các bộ phận hay phòng phụ.
CHÚ THÍCH: Trong nhà ở nhiều căn hộ, diện tích phụ dùng chung cho nhiều căn hộ như phòng để xe, phòng sinh hoạt công cộng chung, phòng quản lý hoặc bảo vệ thì không tính vào diện tích trên.
Phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học phải đảm bảo điều gì?
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy tại ký túc xá dành cho sinh viên trường Đại học được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 như sau:
(1) Quy định về bậc chịu lửa, số tầng, chiều dài, diện tích xây dựng:
(2) Khoảng cách lớn nhất từ cửa phòng ở tới buồng thang hoặc lối thoát gần nhất
(3) Chiều rộng tổng cộng của các cầu thang, các đường đi trên lối thoát nạn của ngôi nhà, tính theo số người trong tầng đông nhất, không kể tầng 1 được quy định trong như sau:
- Đối với nhà ở hai tầng: 1,00 m chiều rộng cho 125 người;
- Đối với nhà ở ba tầng trở lên: 1,00 m chiều rộng cho 100 người;
- Khi số lượng ở tầng đông nhất dưới 125 người (đối với nhà 2 tầng) hoặc dưới 100 người (đối với nhà 3 tầng trở lên) thì chiều rộng tổng cộng lấy bằng 0,90 m.
(4) Chiều rộng mỗi vế thang trên lối thoát nạn phải bảo đảm bằng hoặc lớn hơn chiều rộng nhỏ nhất cầu thang. Độ dốc phải nhỏ hơn độ dốc lớn nhất quy định trong Bảng 3.
(5) Cần thiết kế hệ thống báo cháy tự động để thông báo cho mọi người biết khi có cháy.
(6) Ngoài những quy định trên đây, khi thiết kế nhà ở còn phải tuân theo những quy định về an toàn cháy cho nhà và công trình [5] và TCVN 2622.
Bảng 3 – Quy định chiều rộng và độ dốc thang
Loại cầu thang | Chiều rộng nhỏ nhất m | Độ dốc lớn nhất |
1. Thang chính a) Trong nhà ở hai tầng | 0,90 | 1 : 1,5 |
b) Trong nhà ở trên ba tầng | 1,00 | 1 : 1,75 |
c) Có vệt dắt xe đạp | - | 1 : 2,5 |
2. Thang phụ | ||
a) Xuống tầng hầm, chân tường không để ở | 0,90 | 1 : 1,5 |
b) Lên tầng áp mái | 0,09 | 1 : 1,25 |
c) Trong nội bộ căn hộ | 0,90 | 1 : 1,25 |
CHÚ THÍCH:
1) Chiều rộng về thang tính thông thủy giữa mặt tường và cốn thang, giữa hai mặt tường hoặc hai cốn thang.
2) Khi chiều rộng vế thang bằng mức nhỏ nhất thì tay vịn phải để phía ngoài cùng của vế thang.
3) Chiều rộng của chiếu nghỉ, chiếu tới không được nhỏ hơn 1,2 m đối với mọi cầu thang thông thường. Đối với cầu thang có vệt dắt xe đạp, xe máy không được nhỏ hơn 2,1 m.
4) Vệt dắt xe đạp không tính vào chiều rộng của vế thang. Khi thiết kế vệt dắt xe phải tính toán điều kiện an toàn cho thoát nạn khi có sự cố.
5) Độ dốc cầu thang tính bằng tỉ lệ chiều cao trên chiều rộng của bậc.
(7) Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn được quy định trong Bảng 4.
Loại lối đi | Chiều rộng nhỏ nhất cho phép |
1. Lối đi | 1,00 |
2. Hành lang | 1,40 |
3. Cửa đi | 0,80 |
4. Vế thang | 1,05 |
Bảng 4 – Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất của lối thoát nạn
Kích thước tính bằng mét
Loại lối đi | Chiều rộng nhỏ nhất cho phép |
1. Lối đi | 1,00 |
2. Hành lang | 1,40 |
3. Cửa đi | 0,80 |
4. Vế thang | 1,05 |
CHÚ THÍCH
1) Khi chiều dài đoạn hành lang thẳng không lớn hơn 40 m thì chiều rộng hành lang được phép giảm đến 1,2 m.
2) Lối đi bên trong căn hộ được giảm đến 0,90 m.
3) Các cửa đi trên lối thoát nạn không được nhỏ hơn 2,0 m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.