Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là bao nhiêu m2? Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi là diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là bao nhiêu m2 và Kích thước tối đa của một mộ và huyệt mộ hung táng được quy định thế nào? Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Tú (Đồng Nai).

Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là bao nhiêu m2?

Tại tiểu mục 1.5.5 Mục 1 Quy chuẩn quốc gia QCVN 07-10:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang có quy định hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.

Đồng thời tại tiểu mục 2.2.2 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 07-10:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang có nêu:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Nghĩa trang
...
2.2.2. Diện tích sử dụng đất
1) Diện tích nghĩa trang bao gồm diện tích đất dành cho các loại hình táng, các công trình chức năng, phụ trợ và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
2) Tỷ lệ sử dụng đất (tính trên tổng diện tích đất) nghĩa trang:
- Diện tích khu đất mai táng tối đa 60 %;
- Các công trình chức năng và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 40 %, trong đó diện tích cây xanh tối thiểu 25 %, giao thông chính tối thiểu 10 %.
3) Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ (không tính diện tích đường đi xung quanh mộ):
- Mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa 5 m2/mộ;
- Mộ cát táng tối đa 3 m2/mộ;
- Mộ chôn cất lọ tro cốt sau hỏa táng tối đa 3 m2/mộ;
4) Thể tích ô để lọ tro cốt hỏa táng tối đa là 0,125 m3/ô.

Đối chiếu với quy định này thì diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là 5m2 một mộ.

Lưu ý: Diện tích này không bao gồm diện tích đường đi xung quanh mộ.

Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là bao nhiêu m2? Thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng quy định ra sao?

Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ hung táng tối đa là bao nhiêu m2? Thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng quy định ra sao? (hình từ Internet)

Kích thước tối đa của một mộ và huyệt mộ hung táng được quy định thế nào?

Theo tiểu mục 2.2.3 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 07-10:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang có quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Nghĩa trang
...
2.2.3. Kiến trúc, cảnh quan môi trường
1) Nghĩa trang được chia thành các khu/lô mộ. Các khu/lô mộ được giới hạn bởi các đường đi bộ. Trong mỗi khu/lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ. Trong mỗi nhóm mộ có các hàng mộ.
2) Kích thước mộ và huyệt mộ tối đa: Mộ hung táng hoặc chôn cất 1 lần:
- Kích thước mộ (dài rộng cao): 2,4 m 1,4 m 0,8 m;
- Kích thước huyệt mộ (dài rộng sâu): 2,2 m x 0,9 m x 1,5 m.
Mộ cát táng và mộ chôn cất lọ tro cốt sau hỏa táng:
- Kích thước mộ (dài rộng cao): 1,5 m 1 m 0,8 m;
- Kích thước huyệt mộ (dài rộng sâu): 1,2 m 0,8 m 0,8 m.
3) Kích thước ô để lọ tro cốt hỏa táng (dài rộng cao): 0,5 m 0,5 m 0,5 m.
4) Chiều rộng lối đi trong nghĩa trang:
- Trục giao thông chính (đường phân khu) tối thiểu là 7 m;
- Đường giữa các lô mộ (đường phân lô) tối thiểu là 3,5 m;
- Lối đi bên trong các lô mộ (đường phân nhóm) tối thiểu là 1,2 m;
- Khoảng cách lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp tối thiểu là 0,8 m;
- Khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng tối thiểu là 0,6 m.
...

Chiếu theo quy định trên thì kích thước mộ và huyệt mộ tối đa của một mộ hung táng được quy định như sau:

- Kích thước mộ (dài rộng cao): 2,4 m 1,4 m 0,8 m;

- Kích thước huyệt mộ (dài rộng sâu): 2,2 m x 0,9 m x 1,5 m.

Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.2.4 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 07-10:2016/BXD về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình nghĩa trang có quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Nghĩa trang
...
2.2.4. Thu gom và xử lý chất thải
1) Thu gom và xử lý chất thải rắn:
- Trong nghĩa trang phải đặt các thùng rác công cộng, điểm tập kết chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn phải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo môi trường.
- Các chất thải có liên quan đến người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc thi hài đã bị thối rữa phải được xử lý theo quy định của Bộ Y tế về xử lý chất thải y tế lây nhiễm.
2) Thu gom và xử lý nước thải:
- Nghĩa trang phải có hệ thống thoát nước riêng cho nước mặt, nước thải, nước thấm từ huyệt mộ. Hệ thống thoát nước phải tính đến điều kiện biến đổi khí hậu (thường xuyên bị ngập lụt, triều cường, nước biển dâng).
- Nếu cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm nước (hệ số thấm lớn hơn 10-6 cm/s và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5 m) thì phải có giải pháp kỹ thuật chống thấm và thu gom nước thấm từ các mộ hung táng để xử lý tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường. Vị trí khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang.
- Nước thải từ nghĩa trang phải được thu gom, xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống tiếp nhận nguồn thải.

Theo đó, khu xử lý nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
8,723 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào