Diễn tập phòng thủ là gì? Đối tượng diễn tập phòng thủ dân sự? Chế độ diễn tập phòng thủ dân sự?
Diễn tập phòng thủ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 giải thích thì Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, căn cứ Điều 17 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về diễn tập phòng thủ dân sự như sau:
Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập phòng thủ dân sự
1. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng vũ trang;
b) Bộ trưởng các Bộ có lực lượng chuyên trách về phòng thủ dân sự xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện phòng thủ dân sự cho lực lượng do Bộ mình quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo công tác huấn luyện, bồi dưỡng cho lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
2. Diễn tập phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cung cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng thủ dân sự;
b) Các Bộ chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương trên địa bàn thực hiện diễn tập phòng thủ dân sự theo kế hoạch của địa phương.
Theo đó, diễn tập phòng thủ (diễn tập phòng thủ dân sự) được hiểu là hoạt động được tổ chức nhằm nâng cao ý thức và khả năng ứng phó của người dân, các cơ quan, tổ chức trước các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hoặc các tình huống đe dọa khác. Qua diễn tập, mọi người sẽ được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản như:
- Sơ tán an toàn: Biết cách di chuyển nhanh chóng đến nơi trú ẩn an toàn khi có tín hiệu báo động.
- Cứu hộ, cứu nạn: Biết cách sơ cứu người bị thương, cách thoát khỏi các tình huống nguy hiểm.
- Phòng cháy chữa cháy: Hiểu rõ các nguyên nhân gây cháy, cách sử dụng các thiết bị chữa cháy và các biện pháp phòng cháy.
- Bảo vệ tài sản: Biết cách bảo vệ tài sản cá nhân và cộng đồng trước các tình huống khẩn cấp.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Diễn tập phòng thủ là gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng, thời gian huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự được quy định thế nào?
Đối tượng, thời gian huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 16 Nghị định 02/2019/NĐ-CP như sau:
(1) Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế và các bộ, ngành trung ương: Hằng năm được huấn luyện chuyên sâu các nội dung để làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trong thời bình và thời chiến theo quy định của người đứng đầu các bộ, ngành trung ương.
(2) Tại các cấp địa phương
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP: Thời gian huấn luyện phòng thủ dân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Lực lượng kiêm nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP: Thời gian huấn luyện phòng thủ dân sự theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(3) Sinh viên, học viên, học sinh đào tạo trong các học viện, nhà trường, cơ quan đoàn thể ở các cấp: Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự được lồng ghép thực hiện trong chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh của từng năm học.
(4) Cán bộ, đảng viên, công chức, chức sắc, chức việc tôn giáo học tập về phòng thủ dân sự được lồng ghép thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật, thời gian ít nhất 05% tổng số thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng của từng đối tượng.
(5) Các bộ, ngành trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự 01 lần/05 năm; lồng ghép nội dung diễn tập phòng, chống ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào diễn tập phòng thủ dân sự.
Người tham gia diễn tập phòng thủ dân sự được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự
...
2. Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
...
Theo đó, người được điều động, huy động tham gia diễn tập phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp.
Khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật.
Nếu người được điều động, huy động tham gia diễn tập phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 02/2019/NĐ-CP thì người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian diễn tập phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:
(i) Đối với người được huy động huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự: Mức trợ cấp theo ngày được huy động thấp nhất bằng 0,04 lần mức lương cơ sở theo quyết định của Chính phủ tại thời điểm đó;
- Nếu diễn tập phòng thủ dân sự vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp nêu tại điểm (i); làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của pháp luật;
- Khi tập trung diễn tập phòng thủ dân sự cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.