Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng?

Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng? Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện hay không?

Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Chất lượng điện năng
1. Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
a) Về điện áp: Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;
b) Về tần số: Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành quy định các tiêu chuẩn chất lượng điện năng trong hệ thống điện.
3. Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên có trách nhiệm:
a) Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;
b) Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
...

Theo đó, điện áp và tần số cho sử dụng điện cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

- Về điện áp:

+ Trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận.

+ Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%;

- Về tần số:

+ Trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số hệ thống điện cho phép trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz.

+ Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.

Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào? Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm?

Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng? (Hình từ Internet)

Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Đo đếm điện năng
1. Khi thay đổi thiết bị đo đếm điện, bên mua điện và bên bán điện phải cùng ký biên bản xác nhận thông số kỹ thuật của thiết bị đo đếm điện và chỉ số công tơ điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện bị mất hoặc hư hỏng, thì hai bên lập biên bản để xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan. Trường hợp không xác định được nguyên nhân do lỗi của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện mới và tiếp tục cấp điện cho bên mua điện.
3. Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo đếm điện. Trong thời gian chưa thông báo cho bên bán điện, bên sử dụng điện phải chịu trách nhiệm về hệ thống đo đếm điện đã tiếp nhận. Bên bán điện có trách nhiệm tiếp tục cung cấp điện, kiểm tra hệ thống đo đếm điện và ký hợp đồng mua bán điện khi bên sử dụng điện mới đáp ứng đủ điều kiện.
4. Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định về đo đếm điện năng trong hệ thống điện; về thu thập, truyền và quản lý số liệu đo đếm tự động trong hệ thống điện.

Theo đó, bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo đếm điện.

Trong thời gian chưa thông báo cho bên bán điện, bên sử dụng điện phải chịu trách nhiệm về hệ thống đo đếm điện đã tiếp nhận.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:

- Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

- Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật Điện lực 2004.

- Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

- Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

- Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Trộm cắp điện.

- Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật Điện lực 2004.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

- Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

24 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào