Điện áp danh định của cáp sạc dùng cho xe điện là gì? Việc ghi nhãn cáp sạc dùng cho xe điện được thực hiện như thế nào?

Điện áp danh định của cáp sạc dùng cho xe điện được hiểu như thế nào? Bên cạnh đó việc ghi nhãn cáp sạc dùng cho xe điện được thực hiện như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất! Xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Bình Định.

Điện áp danh định của cáp sạc dùng cho xe điện là gì?

Điện áp danh định của cáp sạc dùng cho xe điện được giải thích tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12671-1:2019 (IEC 62893-1:2017) như sau:

Điện áp danh định
Điện áp danh định của cáp là điện áp tham chiếu mà cáp được thiết kế.
Điện áp danh định trong hệ thống điện xoay chiều được biểu thị bằng sự kết hợp của hai giá trị U0/U, tính bằng vôn, trong đó:
a) U0 là giá trị điện áp hiệu dụng giữa ruột dẫn pha có bọc cách điện bất kỳ và “đất” (phần kim loại dùng để bọc cáp hoặc môi chất bao quanh);
b) U là giá trị điện áp hiệu dụng giữa hai ruột dẫn pha bất kỳ của cáp nhiều lõi hoặc của hệ thống cáp một lõi.
Trong hệ thống điện xoay chiều, điện áp danh định của cáp hoặc dây ít nhất phải bằng điện áp danh nghĩa của hệ thống mà cáp hoặc dây được thiết kế. Điều kiện này áp dụng cho cả giá trị U0 và U.
Điện áp làm việc lâu dài cao nhất của hệ thống (xoay chiều hoặc một chiều) được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Ví dụ về điện áp cho phép cao nhất dựa trên điện áp danh định của cáp

Như vậy, điện áp danh định của cáp sạc dùng cho xe điện là điện áp tham chiếu mà cáp được thiết kế.

Điện áp danh định trong hệ thống điện xoay chiều được biểu thị bằng sự kết hợp của hai giá trị U0/U, tính bằng vôn, trong đó:

- U0 là giá trị điện áp hiệu dụng giữa ruột dẫn pha có bọc cách điện bất kỳ và “đất” (phần kim loại dùng để bọc cáp hoặc môi chất bao quanh);

- U là giá trị điện áp hiệu dụng giữa hai ruột dẫn pha bất kỳ của cáp nhiều lõi hoặc của hệ thống cáp một lõi.

xe điện

Cáp sạc dùng cho xe điện (Hình từ Internet)

Việc ghi nhãn cáp sạc dùng cho xe điện được thực hiện như thế nào?

Việc ghi nhãn cáp sạc dùng cho xe điện được thực hiện theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12671-1:2019 (IEC 62893-1:2017) như sau:

(1) Ghi nhãn xuất xứ

Trên cáp phải có nhận dạng của nhà chế tạo bằng chuỗi nhận dạng hoặc ghi nhãn lặp lại tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo.

Nhãn có thể in hoặc ép nổi hoặc chìm trên cách điện hoặc vỏ bọc.

(2) Độ liên tục của nhãn

Từng nhãn quy định phải được coi là liên tục nếu khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá:

- 550 mm nếu ghi nhãn trên vỏ ngoài của cáp;

- 275 mm nếu ghi nhãn trên cách điện hoặc dải băng bên trong cáp có vỏ bọc.

(3) Độ bền

Nhãn in phải bền. Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998).

(4) Độ rõ

Tất cả các nội dung ghi nhãn phải rõ ràng.

Màu của chuỗi nhận dạng phải dễ phân biệt hoặc dễ thực hiện để phân biệt được, nếu cần, bằng cách lau bằng xăng hoặc dung môi thích hợp khác.

Nhận biết lõi cáp sạc dùng cho xe điện bằng màu được thực hiện như thế nào?

Nhận biết lõi cáp sạc dùng cho xe điện bằng màu được thực hiện theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12671-1:2019 (IEC 62893-1:2017) như sau:

(1) Yêu cầu chung

Việc nhận biết lõi cáp được thực hiện bằng cách sử dụng cách điện có màu.

Mỗi lõi dẫn điện chỉ được có duy nhất một màu trừ khi lõi được nhận biết bằng tổ hợp màu xanh lục và màu vàng.

Màu của lõi điều khiển (CC, CP) hoặc lõi khác phải được nhận biết rõ ràng và khác với lõi dẫn điện.

Khi không ở dạng tổ hợp màu thì không được sử dụng màu xanh lục và màu vàng.

(2) Phối hợp màu đối với lõi dẫn điện

Phối hợp màu ưu tiên (cáp xoay chiều) là:

- cáp ba lõi: xanh lục và vàng, xanh lam, nâu;

- cáp bốn lõi: xanh lục và vàng, nâu, đen, xám;

- cáp năm lõi: xanh lục và vàng, xanh lam, nâu, đen, xám;

Phối hợp màu ưu tiên (cáp một chiều) là:

- cáp hai lõi: không có phối hợp màu ưu tiên;

- cáp ba lõi: xanh lục và vàng, các lõi khác không có phối hợp màu ưu tiên

Màu sắc phải được phân biệt một cách rõ ràng và bền. Độ bền phải được kiểm tra bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1994).

(3) Tổ hợp màu xanh lục và vàng

Sự phân bố các màu đối với lõi có màu xanh lục và vàng phải phù hợp với yêu cầu sau: trên mỗi đoạn lõi dài 15 mm, một trong hai màu này phải phủ ít nhất là 30 % nhưng không quá 70 % bề mặt của lõi, màu kia phủ phần còn lại.

CHÚ THÍCH: Thông tin về việc sử dụng màu xanh lục và màu vàng, và màu xanh lam. Màu xanh lục và vàng khi được tổ hợp như quy định ở trên chỉ được chấp nhận để nhận biết lõi dùng làm dây nối đất hoặc dây bảo vệ tương tự, còn màu xanh lam được sử dụng để nhận biết lõi dùng để nối đến trung tính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

466 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào