Điểm kinh doanh tại chợ được bố trí thế nào? Thương nhân có được sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ không?

Điểm kinh doanh tại chợ được bố trí thế nào theo quy định? Thương nhân có được sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ không? Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm gì trong việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ?

Điểm kinh doanh tại chợ được bố trí thế nào?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2. Phạm vi chợ là khu vực được xác định dành cho hoạt động chợ, bao gồm: diện tích để bố trí các điểm kinh doanh; nhà điều hành; giao thông nội bộ; khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, khu vệ sinh, kho hàng, khu thu gom xử lý rác thải, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác).
3. Chợ đầu mối là chợ tập trung hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh để phân phối tới các chợ và các kênh phân phối, lưu thông khác.
4. Chợ dân sinh là chợ mua bán, trao đổi hàng hóa do người dân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh hàng hóa thông dụng, thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.
5. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt và cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ. Điểm kinh doanh tại chợ có diện tích tối thiểu là 3 m2/điểm.
6. Chợ được xây dựng kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
7. Chợ được xây dựng bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.
8. Chợ tạm là chợ đã được xây dựng trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; khu vực được chính quyền địa phương bố trí kinh doanh tạm thời.
9. Điểm kinh doanh tự phát là điểm, khu vực kinh doanh tự phát không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì điểm kinh doanh tại chợ được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ

Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt và cửa hàng và có diện tích tối thiểu là 3 m2/điểm.

Điểm kinh doanh tại chợ được bố trí thế nào? Thương nhân có được sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ không?

Điểm kinh doanh tại chợ được bố trí thế nào? Thương nhân có được sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ không? (Hình từ Internet)

Tổ chức quản lý chợ có trách nhiệm gì trong việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ?

Trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ trong việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ được quy định tại Điều 11 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:

- Lập phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

- Ký hợp đồng với thương nhân thuê địa điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện bố trí, sắp xếp thương nhân sử dụng điểm kinh doanh theo phương án khai thác, bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.

Lưu ý:

- Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ phải được thể hiện trong hợp đồng ký giữa tổ chức quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ.

Thương nhân có được sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ
1. Quyền của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký;
b) Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng khi được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản;
c) Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ.
2. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh của tổ chức quản lý chợ;
b) Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của tổ chức quản lý chợ;
c) Hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;
d) Ngành nghề kinh doanh của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc ngành, nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, thương nhân có quyền sang nhượng điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng với điều kiện phải được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

352 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào