Điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xác định theo nguyên tắc nào? Hồ sơ điều tra khảo sát này gồm những nội dung gì?

Tôi có câu hỏi là điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xác định theo nguyên tắc nào? Hồ sơ điều tra khảo sát này gồm những nội dung gì? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.K đến từ Đồng Nai.

Điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xác định theo nguyên tắc nào?

Điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:

Nguyên tắc xác định điểm đo trong điều tra khảo sát
1. Trên đoạn sông điều tra khảo sát, bố trí tối thiểu 3 điểm đo phân bố từ cửa sông lên thượng lưu, đảm bảo khoảng cách giữa các điểm đo như sau:
a) Đối với sông ở khu vực miền Bắc, khoảng cách giữa các điểm đo từ 5 ÷ 7 km;
b) Đối với sông ở khu vực miền Trung, khoảng cách giữa các điểm đo từ 3 ÷ 5km;
c) Đối với sông ở khu vực miền Nam, khoảng cách giữa các điểm đo từ 10 ÷ 15km.
2. Các điểm đo được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).
3. Các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;
b) Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;
c) Không có dòng nhập lưu;
d) Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.

Như vậy, theo quy định trên thì điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn vùng sông được xác định theo nguyên tắc sau:

- Trên đoạn sông điều tra khảo sát, bố trí tối thiểu 3 điểm đo phân bố từ cửa sông lên thượng lưu, đảm bảo khoảng cách giữa các điểm đo như sau:

+ Đối với sông ở khu vực miền Bắc, khoảng cách giữa các điểm đo từ 5 ÷ 7 km;

+ Đối với sông ở khu vực miền Trung, khoảng cách giữa các điểm đo từ 3 ÷ 5km;

+ Đối với sông ở khu vực miền Nam, khoảng cách giữa các điểm đo từ 10 ÷ 15km.

- Các điểm đo được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).

- Các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;

+ Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;

+ Không có dòng nhập lưu;

+ Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.

xâm nhập mặn

Điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông (Hình từ Internet)

Hồ sơ điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông gồm những nội dung gì?

Hồ sơ điều tra khảo sát xâm nhập mặn gồm những nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT cụ thể như sau:

Nội dung điều tra khảo sát
3. Khảo sát thực tế
a) Điều tra, thu thập thông tin xâm nhập mặn ven sông và các năm có mặn điển hình.
...
4. Lập hồ sơ điều tra khảo sát
Hồ sơ điều tra khảo sát do cơ quan phụ trách khảo sát lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ bao gồm những nội dung sau:
a) Bản đồ lưu vực sông (có các vị trí đo dự kiến điều tra khảo sát) với tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000;
b) Sơ đồ hoặc bản đồ đoạn sông có các vị trí đo;
c) Báo cáo và tài liệu điều tra khảo sát (đóng thành tập hồ sơ theo khổ A4): thuyết minh các tài liệu tính toán, các bản vẽ ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của người tính toán, người vẽ, người kiểm tra.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông gồm những nội dung sau:

- Bản đồ lưu vực sông (có các vị trí đo dự kiến điều tra khảo sát) với tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000;

- Sơ đồ hoặc bản đồ đoạn sông có các vị trí đo;

- Báo cáo và tài liệu điều tra khảo sát (đóng thành tập hồ sơ theo khổ A4): thuyết minh các tài liệu tính toán, các bản vẽ ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của người tính toán, người vẽ, người kiểm tra.

Phân công nhiệm vụ điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông thực hiện như thế nào?

Điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được phân công nhiệm vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:

Nội dung điều tra khảo sát
5. Phân công nhiệm vụ thực hiện điều tra khảo sát
a) Mỗi tổ, đội điều tra có người phụ trách.
b) Người phụ trách có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi người, giải quyết các tình huống và chịu trách nhiệm về chất lượng điều tra khảo sát.

Như vậy, theo quy định trên thì điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được phân công nhiệm vụ như sau:

- Mỗi tổ, đội điều tra có người phụ trách.

- Người phụ trách có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi người, giải quyết các tình huống và chịu trách nhiệm về chất lượng điều tra khảo sát.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

466 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào