Dịch vụ đóng gói đồ rắn có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Dịch vụ đóng gói đồ rắn có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ đóng gói đồ rắn thế nào? - câu hỏi của anh T. (Vũng Tàu)

Dịch vụ đóng gói đồ rắn có mã ngành kinh tế bao nhiêu?

Căn cứ thep STT 82 Phần N Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

82: HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH, HỖ TRỢ VĂN PHÒNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KINH DOANH KHÁC
Ngành này gồm: Cung cấp dịch vụ hành chính văn phòng hàng ngày, cũng như các yếu tố hỗ trợ kinh doanh thường kỳ cho những người khác, trên cơ sở phí hoặc hợp đồng.
Ngành này cũng gồm: Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp chưa được phân loại ở nơi nào khác. Ngành này không cung cấp nhân viên điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
...
8292 - 82920: Dịch vụ đóng gói
Nhóm này gồm:
- Các hoạt động đóng gói trên cơ sở phí hoặc hợp đồng, có hoặc không liên quan đến một quy trình tự động:
+ Đóng chai đựng dung dịch lỏng, gồm đồ uống và thực phẩm,
+ Đóng gói đồ rắn,
+ Đóng gói bảo quản dược liệu,
+ Dán tem, nhãn và đóng dấu,
+ Bọc quà.
Loại trừ:
- Sản xuất nước uống nhẹ và sản xuất nước khoáng được phân vào nhóm 1104 (Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng);
- Hoạt động đóng gói có liên quan đến vận tải được phân vào nhóm 5229 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải).
...

Theo quy định nêu trên thì dịch vụ đóng gói đồ rắn có mã ngành kinh tế là 8292.

Dịch vụ đóng gói đồ rắn có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?

Căn cứ theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022), dịch vụ đóng gói đồ rắn không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Dịch vụ đóng gói đồ rắn

Dịch vụ đóng gói đồ rắn có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện? (Hình từ Internet)

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ đóng gói đồ rắn thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ đóng gói đồ rắn được quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ đóng gói đồ rắn bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được căn cứ theo Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,584 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào