Địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến thủ tục biên phòng. Cho tôi hỏi địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Bá Phước ở Đà Nẵng.

Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công như sau:

Đối tượng áp dụng thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công
1. Tàu cá Việt Nam.
2. Tàu thuyền nước ngoài vì lý do khẩn cấp xin vào tránh trú bão, cấp cứu thuyền viên, hành khách hoặc bị tai nạn.
3. Tàu thuyền không thực hiện được thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử do Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển có sự cố.
4. Thuyền viên Việt Nam.
5. Hành khách Việt Nam và nước ngoài.

Theo đó, thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công được áp dụng đối với tàu cá Việt Nam; tàu thuyền nước ngoài vì lý do khẩn cấp xin vào tránh trú bão, cấp cứu thuyền viên, hành khách hoặc bị tai nạn.

Thủ tục biên phòng cũng được áp dụng đối với tàu thuyền không thực hiện được thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử do Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển có sự cố; thuyền viên Việt Nam và hành khách Việt Nam và nước ngoài.

Tàu thuyền nhập cảnh

Tàu thuyền nhập cảnh (Hình từ Internet)

Địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh như sau:

Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
1. Địa điểm thực hiện
a) Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa;
b) Tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;
c) Ngoài các trường hợp thực hiện thủ tục tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp sau:
Có người trốn trên tàu;
Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;
Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách;
Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

Theo quy định trên, địa điểm thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh là tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

Bên cạnh đó, ngoài các trường hợp thực hiện thủ tục tại tàu theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo, thống nhất với Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện thủ tục biên phòng tại tàu trong các trường hợp như:

+ Có người trốn trên tàu.

+ Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

+ Có căn cứ xác định việc khai báo không đầy đủ, không chính xác về thuyền viên, hành khách.

+ Có căn cứ xác định thuyền viên, hành khách sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giả mạo để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

Thuyền viên nước ngoài được sử dụng sổ thuyền viên để xuất trình khi nhập cảnh trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh như sau:

Thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
...
3. Thuyền viên nước ngoài được sử dụng sổ thuyền viên để xuất trình khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh trong các trường hợp sau:
a) Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hết giá trị sử dụng.
...

Như vậy, thuyền viên nước ngoài được sử dụng sổ thuyền viên để xuất trình khi nhập cảnh trong trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hết giá trị sử dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

983 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào