Địa điểm thanh toán tiền mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định như thế nào theo quy định?
Địa điểm thanh toán tiền mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định như thế nào?
Địa điểm thanh toán tiền mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 54 Luật Thương mại 2005 như sau:
Địa điểm thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Đối chiếu với quy định trên thì địa điểm thanh toán tiền mua hàng do các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa thuận.
Trường hợp các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
(1) Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu bên bán không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm thanh toán là tại nơi cư trú của bên bán;
(2) Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Địa điểm thanh toán tiền mua hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để bên mua được ngừng thanh toán tiền mua hàng khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng?
Căn cứ Điều 50 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thanh toán
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Đồng thời căn cứ Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng:
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, bên mua hàng hóa có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận với bên bán.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên mua được ngừng thanh toán tiền mua hàng khi bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng nếu như bên mua có bằng chứng chứng minh là hàng hóa đó không phù hợp.
Trong trường hợp này thì bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó.
Tuy nhiên, nếu như bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Chưa kiểm tra xong hàng hóa thì bên mua có phải toán tiền mua hàng cho bên bán không?
Căn cứ Điều 55 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn thanh toán như sau:
Thời hạn thanh toán
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định:
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Theo quy định, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.
Như vậy nếu như các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng mà bên mua vẫn chưa kiểm tra xong thì không phải thanh toán tiền mua hàng cho bên bán (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.