Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu?
- Hồ sơ hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng bao gồm những tài liệu nào?
- Những đối tượng nào phải chịu sự giám sát hải quan?
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm:
Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm
...
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án.
Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng bao gồm những tài liệu nào?
(i) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm được quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
(ii) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm được quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Những đối tượng nào phải chịu sự giám sát hải quan?
Đối tượng chịu sự giám sát hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
- Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
- Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.