Đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, người lao động được hưởng thêm 300% tiền lương?
Đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được hưởng thêm 300% lương?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch được xem là một trong những ngày lễ lớn của nước ta.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
...
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch là dịp lễ người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 01 ngày.
Đồng thời, điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luât Lao động 2019 cũng nêu rõ người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương (tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm) ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luât Lao động 2019 thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Cụ thể, khi đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch, tiền lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được tính như sau:
* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
(1) Đi làm vào ban ngày
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng:
Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm).
- Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đi làm vào ban đêm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
* Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
(1) Đi làm vào ban ngày
Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
(2) Đi làm vào ban đêm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
>>> Xem thêm:
Cách tính tiền lương khi đi làm vào ngày lễ 30/4 1/5 năm 2024
Địa điểm bắn pháo hoa dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
Đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được hưởng thêm 300% lương? (Hình từ Internet)
NLĐ có được từ chối yêu cầu đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?
Như đã phân tích, Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch là dịp lễ người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 01 ngày và nếu đi làm vào ngày ngày này, người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 về làm thêm giờ
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động đồng thời phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kể trên.
Nói cách khác, người lao động hoàn toàn có quyền từ chối yêu cầu đi làm vào vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương của công ty, trừ các trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
Ép buộc NLĐ đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có bị phạt không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, nếu ép buộc người lao động đi làm vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, công ty có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.