Đeo tai nghe khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Xử phạt hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy tham gia giao thông như thế nào?
Căn cứ tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy tham gia giao thông như sau:
"Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính."
Cũng theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đeo tai nghe:
"10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kỳ thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt. Mức phạt tiền đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xử phạt hành vi đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy
Mức phạt tiền chung đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm giao thông
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi vi phạm giao thông được quy định tại Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), cụ thể:
- Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
+ Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
+ Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.
- Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này.
- Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, áp dụng mức phạt tiền cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Thủ tục xử phạt khi vi phạm giao thông trong trường hợp không đeo tai nghe
Căn cứ theo Điều 56, Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thủ tục xử phạt khi vi phạm giao thông đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, đối chiếu với quy định nếu trên thì trường hợp người vi phạm giao thông vi phạm lỗi phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính không lập biên bản mà phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Còn trong trường hợp người vi phạm giao thông bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và trên 500.000 đồng đối với tổ chức thì phía người có thẩm quyền xử phạt sẽ được phép lập biên bản tạm giữ giấy tờ của người vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.