Đèn chiếu sáng phía trước là gì? Màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu bao nhiêu mét?

Tôi có câu hỏi là đèn chiếu sáng phía trước là gì? Màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu bao nhiêu mét? Khối quang có thể đo được đèn chiếu sáng phía nằm ở độ cao từ bao nhiêu mét trên mặt phẳng chuẩn? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Tháp.

Đèn chiếu sáng phía trước là gì?

Đèn chiếu sáng phía trước được quy định tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7791:2007 như sau:

Đèn chiếu sáng phía trước (headlamp)
Thiết bị chiếu sáng có thể phát ra ít nhất là một chùm sáng xa, một chùm sáng gần hoặc một chùm sáng soi sương mù ở phía trước nhưng cùng hướng vào một đích duy nhất ngay cả khi các chùm sáng khác nhau cùng được phát ra.

Như vậy, theo quy định trên thì đèn chiếu sáng phía trước là thiết bị chiếu sáng có thể phát ra ít nhất là một chùm sáng xa, một chùm sáng gần hoặc một chùm sáng soi sương mù ở phía trước nhưng cùng hướng vào một đích duy nhất ngay cả khi các chùm sáng khác nhau cùng được phát ra.

Đèn chiếu sáng phía trước

Đèn chiếu sáng phía trước là gì? Màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)

Màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu bao nhiêu mét?

Màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu bao nhiêu mét, thì theo quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7791:2007 như sau:

Màn chắn đích đặt cách xa
6.1. Có thể dùng một bức tường hoặc tấm phẳng đặt vuông góc với đường lăn, xê dịch trong phạm vi ± 50, làm màn chắn đích nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Màn chắn phải có hệ số phản xạ đủ lớn và ánh sáng môi trường xung quanh thấp đủ để có thể quan sát được rõ chùm sáng trên màn chắn.
b) Màn chắn đặt phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu là 7,5 m, khoảng cách này trong thực tế thường là 10 m vì độ lệch dọc 1 % tương ứng với 0,1 m trên màn chắn.
c) Đối với màn chắn cố định ở khoảng cách 10 m, chiều cao tối thiểu là 1,5 m và chiều rộng tối thiểu là 3 m; màn chắn di động có thể nhỏ hơn nhưng chiều cao tối thiểu là 0,6 m và chiều rộng tối thiểu là 1,8 m.
6.2. Chỉ rõ giao tuyến của mặt phẳng chuẩn hoặc giao điểm của đường thẳng song song với nó trên màn chắn đích bằng dấu hiệu chỉ báo độ cao của chính nó so với mặt phẳng chuẩn (xem Hình 3).

Như vậy, theo quy định trên thì màn chắn đích phía trước xe và cách đèn chiếu sáng phía trước một khoảng tối thiểu là 7,5 m, khoảng cách này trong thực tế thường là 10 m vì độ lệch dọc 1 % tương ứng với 0,1 m trên màn chắn.

Bộ phận trợ giúp định tâm phải cho phép định tâm khối quang dễ dàng trước tâm đèn chiếu sáng phía trước

Khối quang có thể đo được đèn chiếu sáng phía nằm ở độ cao từ bao nhiêu mét trên mặt phẳng chuẩn?

Khối quang có thể đo được đèn chiếu sáng phía nằm ở độ cao từ bao nhiêu mét trên mặt phẳng chuẩn, thì theo quy định tại tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7791:2007 như sau:

Thiết bị quang
7.1. Thiết bị phải có kết cấu chắc chắn, được làm bằng vật liệu chống mòn và chống ăn mòn để đảm bảo được độ chính xác trong quá trình sử dụng.
7.2. Thiết bị phải dễ dàng dịch chuyển được bằng tay.
7.3. Cơ cấu chỉnh thẳng phải cho phép định hướng khối quang hướng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe.
Việc chỉnh thẳng có thể thực hiện bằng cách
a) so với thân xe hoặc
b) so với các bánh xe.
7.4. Bộ phận trợ giúp định tâm phải cho phép định tâm khối quang dễ dàng trước tâm đèn chiếu sáng phía trước.
7.5. Khối quang phải có khả năng dịch chuyển được theo phương thẳng đứng nhờ một thiết bị đơn giản, chắc chắn để có thể đo được đèn chiếu sáng phía trước nằm ở độ cao từ 0,25 m đến 1,2 m trên mặt phẳng chuẩn. Điều này được coi là thỏa mãn nếu định vị được tâm quang học ở trong khoảng độ cao từ 0,275 m đến 1,175 m trên mặt phẳng chuẩn.
Đối với thiết bị chuyên dùng để kiểm tra một hoặc một số kiểu xe xác định, có thể giới hạn hành trình đi lên của khối quang đến khoảng độ cao phù hợp với kiểu xe đó.
7.6. Trong quá trình dịch chuyển thẳng đứng, sự thay đổi vị trí đã được chỉnh thẳng của khối quang không được lệch dọc quá 0,2 % và lệch ngang quá 0,3 % so với vị trí của nó khi ở độ cao 0,75 m trên mặt phẳng chuẩn.
7.7. Thiết bị phải có cơ cấu điều chỉnh cần thiết để bù lại ảnh hưởng do mòn theo độ lệch dọc. Việc điều chỉnh chỉ thực hiện được khi dùng dụng cụ thích hợp.

Như vậy, theo quy định trên thì khối quang có khả năng dịch chuyển được theo phương thẳng đứng nhờ một thiết bị đơn giản, chắc chắn để có thể đo được đèn chiếu sáng phía trước nằm ở độ cao từ 0,25 m đến 1,2 m trên mặt phẳng chuẩn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,418 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào