Để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trước đó phải là Kiểm sát viên cao cấp đúng không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trước đó phải là Kiểm sát viên cao cấp đúng không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.Q.T ở Lâm Đồng.

Để trở thành Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trước đó phải là Kiểm sát viên cao cấp đúng không?

Quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo đó, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 80 nêu trên. Trong đó có tiêu chuẩn cá nhân đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm.

Tuy nhiên, trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân thì cá nhân có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên.

+ Có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên quy định tại Điều 75 của Luật này.

+ Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Do đó, trong trường hợp này cá nhân không phải là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm vẫn có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Kiểm sát viên

Kiểm sát viên (Hình từ Internet)

Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ những gì?

Theo Điều 85 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ những nội dung sau:

(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân.

(2) Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật.

(3) Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội.

(4) Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

(5) Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

(1) Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.

Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

(2) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

(3) Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

(4) Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

532 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào