Để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
- Hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam gồm những cá nhân nào?
- Để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
- Quyền của hội viên cá nhân Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam là gì?
Hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam gồm những cá nhân nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 quy định về hội viên chính thức như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội;
...
Theo đó, Hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam gồm những cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội có đủ tiêu chuẩn quy định.
Những cá nhân này tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội (Hình từ Internet)
Để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 quy định về tiêu chuẩn hội viên chính thức như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
...
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
...
b) Đối với hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội và có đơn gia nhập Hiệp hội;
Theo quy định trên, để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên.
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự và không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội.
+ Có đơn gia nhập Hiệp hội.
Quyền của hội viên cá nhân Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 674/QĐ-BNV năm 2021 về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được đề đạt nguyện vọng, được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội.
2. Được Hiệp hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, được tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức theo quy định của Điều lệ.
a) Tổ chức, công dân có đủ điều kiện xin gia nhập Hiệp hội, chỉ chính thức trở thành hội viên sau khi được Ban Thường vụ Hiệp hội quyết định kết nạp.
b) Hội viên tổ chức cử người đại diện tham gia Hiệp hội; người đại diện phải là người có thẩm quyền quyết định, trường hợp ủy nhiệm cho người khác thì người được ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó.
2. Hồ sơ gia nhập Hiệp hội gửi kèm theo đơn, gồm:
a) Đối với tổ chức: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy phép hoạt động của tổ chức; văn bản cử người đại diện của tổ chức tham gia Hiệp hội; sơ yếu lý lịch của người đại diện;
b) Đối với cá nhân: Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chấm dứt tư cách hội viên:
a) Hội viên tự nguyện ra khỏi Hiệp hội có đơn gửi Ban Thường vụ Hiệp hội. Quyền và nghĩa vụ của hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Hiệp hội ra thông báo chấp thuận;
b) Hội viên bị khai trừ theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Hội viên bị Ban Thường vụ Hiệp hội có văn bản khai trừ khỏi Hiệp hội khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc hoạt động của Hiệp hội, hội viên khác;
b) Không đóng hội phí trong vòng 01 (một) năm, kể từ khi Hiệp hội thông báo bằng văn bản nhắc nhở lần thứ 2 (hai);
c) Không chấp hành nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội;
d) Làm trái Điều lệ Hiệp hội;
đ) Bị rút giấy phép hoạt động (nếu là tổ chức), không có khả năng tham gia hoạt động hoặc mất quyền công dân (nếu là cá nhân);
e) Không tham gia các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian 2 (hai) năm liên tục mà không có lý do chính đáng.
5. Văn bản thông báo chấm dứt tư cách hoặc khai trừ hội viên có hiệu lực kể từ ngày ký.
6. Danh sách hội viên mới được thông báo hàng quý.
Như vậy, hội viên cá nhân Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.