Để tránh bị nứt kết cấu bê tông thì hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ như thế nào? Thành phần bê tông phải được thiết kế ở đâu?

Em ơi cho anh hỏi: Để tránh bị nứt kết cấu bê tông thì hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ như thế nào? Thành phần bê tông phải được thiết kế ở đâu? Đây là câu hỏi của anh Minh Sang đến từ Long An.

Để tránh bị nứt kết cấu bê tông thì hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Quy trình thi công chống nứt mặt bê tông
...
5.3 Bảo vệ hỗn hợp bê tông
5.3.1 Hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh bị nứt kết cấu do bê tông ninh kết quá nhanh dưới tác động nắng nóng của khí hậu. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi đổ không nên vượt quá 35 oC. Nên giữ ở dưới 30 oC.
Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạ nhiệt độ hỗn hợp bê tông:
a) Hạ nhiệt độ xi măng bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nơi để xi măng;
b) Hạ nhiệt độ cốt liệu bằng cách che chắn nắng hoặc tưới nước lên cốt liệu lớn;
c) Hạ nhiệt độ nước trộn bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nguồn nước hoặc dùng nước đá;
d) Giữ cho hỗn hợp bê tông không bị bức xạ tác động trực tiếp trước khi đổ.
...

Như vậy, để tránh bị nứt kết cấu bê tông thì hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh bị nứt kết cấu do bê tông ninh kết quá nhanh dưới tác động nắng nóng của khí hậu. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi đổ không nên vượt quá 35 oC. Nên giữ ở dưới 30 oC.

Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạ nhiệt độ hỗn hợp bê tông:

- Hạ nhiệt độ xi măng bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nơi để xi măng;

- Hạ nhiệt độ cốt liệu bằng cách che chắn nắng hoặc tưới nước lên cốt liệu lớn;

- Hạ nhiệt độ nước trộn bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nguồn nước hoặc dùng nước đá;

- Giữ cho hỗn hợp bê tông không bị bức xạ tác động trực tiếp trước khi đổ.

Kết cấu bê tông (Hình từ Internet)

Thành phần bê tông sử dụng cho kết cấu bê tông phải được thiết kế ở đâu?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Quy trình thi công chống nứt mặt bê tông
...
5.2 Thiết kế thành phần bê tông
5.2.1 Thành phần bê tông phải được thiết kế tại các phòng thí nghiệm có chức năng được công nhận. Phương pháp thiết kế có thể tham khảo "Hướng dẫn kỹ thuật thiết kế thành phần bê tông các loại: do Bộ Xây dựng ban hành (Quyết định 778/1998 QĐ - BXD ngày 5/9/1998).
5.2.2 Thành phần bê tông cần được thiết kế với thể tích hồ xi măng (Vh) trong 1 m3 bê tông là thấp nhất để hạn chế thành phần co nở trong bê tông. Thể tích hồ xi măng (V­h) tính bằng lít, được xác định theo công thức:
...

Như vậy, thành phần bê tông sử dụng cho kết cấu bê tông phải được thiết kế ở tại các phòng thí nghiệm có chức năng được công nhận.

Đổ và đầm bê tông của kết cấu bê tông cần có kế hoạch trước để hạn chế những việc gì?

Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Quy trình thi công chống nứt mặt bê tông
...
5.4 Đổ và đầm bê tông
5.4.1 Cần có kế hoạch trước để hạn chế việc kéo dài thời gian đổ và đầm bê tông tại hiện trường. Nhất là tránh tình trạng đổ bê tông quá nhanh (thí dụ bơm bê tông quá nhanh), không kịp san gạt và hoàn thiện bề mặt trong điều kiện nắng và khô nóng.
Đổ và đầm bê tông được thực hiện theo TCVN 4453:1995. Ngoài ra cần chú ý những điểm dưới đây:
5.4.2 Vào lúc nắng nóng và khô hanh cần đổ bê tông theo từng lớp đủ mỏng để có thể quay vòng nhanh, đảm bảo bê tông lớp dưới chưa kết thúc ninh kết để đầm liên tục với lớp trên. Tốt nhất là không có điểm dừng thi công.
5.4.3 Khi cần có điểm dừng thi công thì điểm dừng cần được xử lý như sau để đảm bảo liên kết tốt giữa hai đợt đổ bê tông, tránh bị nứt bóc tách sau này:
- Bề mặt điểm dừng bê tông phải được vỗ phẳng cho nổi màu xi măng lên trên. Không để tình trạng đá sỏi thiếu vữa, sẽ là chỗ rỗ sau này.
- Tưới hồ xi măng (hoặc vữa xi măng cát có tỷ lệ thành phần như vữa của hỗn hợp bê tông) lên bề mặt bê tông tại điểm dừng trước khi đổ lớp bê tông sau.
- Đầm nhẹ nhàng chỗ điểm dừng để tránh rung động quá mạnh vào lớp bê tông đã đổ trước.
...

Như vậy, việc đổ và đầm bê tông của kết cấu bê tông cần có kế hoạch trước để hạn chế việc kéo dài thời gian đổ và đầm bê tông tại hiện trường. Nhất là tránh tình trạng đổ bê tông quá nhanh (thí dụ bơm bê tông quá nhanh), không kịp san gạt và hoàn thiện bề mặt trong điều kiện nắng và khô nóng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,637 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào