Để thực hiện được việc chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi thì các bên tham gia cần vạch ra một phương pháp lưu ý đến các điều kiện đặc biệt nào của Châu Phi?

Em ơi cho anh hỏi: Thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi nhằm mục đích gì? Để thực hiện được việc chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi thì các bên tham gia cần vạch ra một phương pháp lưu ý đến các điều kiện đặc biệt nào của Châu Phi? Đây là câu hỏi của anh Minh Sỹ đến từ Đà Nẵng.

Thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Mục đích
Mục đích của Phụ lục này, ở các cấp quốc gia, tiểu vùng và vùng Châu Phi và trong các điều kiện đặc biệt, là:
a) Xác định các biện pháp và tổ chức, bao gồm cả tỉnh chất và quá trình hỗ trợ của các nước thành viên phát triển của công ước, phù hợp với các điều khoản có liên quan của Công ước;
b) Cung cấp để thực hiện có hiệu quả và thực tiễn Công ước để giải quyết từng trường hợp cụ thể đối với Châu Phi và
c) Đẩy nhanh quá trình thực hiện và các hoạt động có liên quan đến chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong các vùng tại các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn.

Theo đó, thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi nhằm mục đích sau:

- Xác định các biện pháp và tổ chức, bao gồm cả tỉnh chất và quá trình hỗ trợ của các nước thành viên phát triển của công ước, phù hợp với các điều khoản có liên quan của Công ước;

- Cung cấp để thực hiện có hiệu quả và thực tiễn Công ước để giải quyết từng trường hợp cụ thể đối với Châu Phi;

- Đẩy nhanh quá trình thực hiện và các hoạt động có liên quan đến chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong các vùng tại các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn.

Sa mạc

Chống sa mạc hoá (Hình từ Internet)

Để thực hiện được việc chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi thì các bên tham gia cần vạch ra một phương pháp lưu ý đến các điều kiện đặc biệt nào của Châu Phi?

Căn cứ theo Điều 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Điều kiện đặc biệt của vùng Châu Phi
Để thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công ước. Các bên tham gia sẽ, để thực hiện phụ lục này, vạch ra một phương pháp tiếp cận có bản, lưu ý đến các điều kiện đặc biệt của Châu Phi như sau:
a) Tỷ lệ các vùng khô hạn, bán khô hạn và ẩm khô hạn cao.
b) Nhiều nước và người dân bị ảnh hưởng nặng nề bới sa mạc và bởi hạn hán nghiêm trọng thường xuyên xảy ra;
c) Số lượng lớn các nước bị ảnh hướng sa mạc hoá là các nước ở giữa đất liền
d) Nghèo đói tràn lan ở các nước bị ảnh hưởng sa mạc nghiêm trọng nhất, phần lớn các nước kém phát triển nhất trong số đó, yêu cầu của họ cần hỗ trợ bên ngoài rất lớn, dưới dạng viện trợ không hoàn lại và vốn vay theo điều khoản ưu đãi, để đeo đuổi các mục tiêu phát triển của mình.
e) Có các điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, bị trầm trọng thêm bởi buôn bán kinh doanh, nợ nước ngoài và bất ổn chính trị làm trầm trọng thêm, khiến cho nhiều người dân phải di cư từ vùng nọ sang vùng kia trong nước, trong vùng và quốc tế;
f) Sự lệ thuộc ngày càng nhiều của người dân vào tài nguyên thiên nhiên để sinh sống, cùng với những ảnh hưởng bởi xu thế dân số ngày càng tăng, sở kỹ thuật yếu kém và tình hình sản xuất không ổn định, làm cho nguồn lực ngày thêm cạn kiệt.
g) Khung pháp lý và thể chế chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng yếu kém và năng lực giáo dục, khoa học chưa đủ, do vậy, cần tăng cường năng lực.
h) Đóng vai trò trung tâm của các hoạt động chống sa mạc hoá và/hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán trong các chương trình ưu tiên phát triển của quốc qua của các nước châu Phi bị ảnh hưởng sa mạc hoá.

Theo đó, để thực hiện được việc chống sa mạc hóa tại vùng Châu Phi thì các bên tham gia cần vạch ra một phương pháp lưu ý đến các điều kiện đặc biệt của Châu Phi như trên.

Tùy theo năng lực của mình, các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi cần cam kết gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:

Các cam kết và nghĩa vụ của các bên tham gia Công ước thuộc các nước châu Phi.
1. Tuỳ theo năng lực của các nước, Các Bên tham gia Công ước thuộc Châu Phi cam kết:
a) Chống sa mạc hoá và/hay giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán, coi đây là chiến lược trọng tâm trong nỗ lực giảm nghèo;
b) Đẩy mạnh sự hợp tác và hội nhập trong vùng, với tinh thần đoàn kết và hợp tác hai bên đều có lợi trong các chương trình và các hoạt động chống sa mạc hoá và/hoặc làm giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán;
c) Hợp lý hoá và tăng cường cho các cơ sở hiện hữu có liên quan đến sa mạc hoá và ảnh hưởng của hạn hán và thu hút các cơ sở khác hiện có nếu thấy cần thiết để giúp họ bảo đảm sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả;
d) Tăng cường trao đổi thông tin về khoa học, công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giữa các cơ quan với nhau;
e) Xây dựng các kế hoạch dự phòng để giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán tại các vùng bị mạc hoá và//hoặc hạn hán nghiêm trọng
...

Như vậy, tùy theo năng lực của mình, các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi cần cam kết những nội dung sau:

- Chống sa mạc hoá và/hay giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán, coi đây là chiến lược trọng tâm trong nỗ lực giảm nghèo;

- Đẩy mạnh sự hợp tác và hội nhập trong vùng, với tinh thần đoàn kết và hợp tác hai bên đều có lợi trong các chương trình và các hoạt động chống sa mạc hoá và/hoặc làm giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán;

- Hợp lý hoá và tăng cường cho các cơ sở hiện hữu có liên quan đến sa mạc hoá và ảnh hưởng của hạn hán và thu hút các cơ sở khác hiện có nếu thấy cần thiết để giúp họ bảo đảm sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả;

- Tăng cường trao đổi thông tin về khoa học, công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giữa các cơ quan với nhau;

- Xây dựng các kế hoạch dự phòng để giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán tại các vùng bị mạc hoá và//hoặc hạn hán nghiêm trọng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,250 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào