Đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những tổ chức chủ trì nào? Trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những tổ chức chủ trì nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quy định tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ là các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học và các tổ chức khoa học và công nghệ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quản lý, tổ chức thực hiện đề tài cấp bộ.
2. Tổ chức chủ trì đề tài phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý toàn diện đề tài cấp bộ được giao.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học và các tổ chức khoa học và công nghệ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quản lý, tổ chức thực hiện đề tài cấp bộ.
Đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng cho chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu của đề tài thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài.
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện đề tài và gửi báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện đề tài về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.
4. Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
5. Nhận chuyển giao tài sản cố định trang thiết bị, phần mềm máy tính, tài liệu nghiên cứu được mua sắm từ kinh phí của đề tài theo quy định hiện hành.
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như trên.
Quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định ra sao?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Đề xuất đề tài cấp bộ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện đề tài cấp bộ.
3. Đề xuất điều chỉnh đề tài cấp bộ với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tổ chức đánh giá cấp cơ sở sau khi đề tài hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ.
6. Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
7. Thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Theo đó, quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau:
- Đề xuất đề tài cấp bộ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện đề tài cấp bộ.
- Đề xuất điều chỉnh đề tài cấp bộ với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức đánh giá cấp cơ sở sau khi đề tài hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ.
- Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
- Thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.