Để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện gì?
- Để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm?
- Quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
Để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
...
Theo đó, để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện sau:
- Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 20/10/2023) cụ thể:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
...
Trước đây, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ 20/10/2023) cụ thể:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
...
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng trong phạm vi toàn quốc đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh đã có từ hai tỉnh trở lên quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh;
- Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng trong phạm vi toàn quốc đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm đã có từ hai tỉnh trở lên quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng.
Quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
...
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm bị cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm được hủy bỏ theo quyết định cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với từng loại thực phẩm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm.
Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm bị cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.