Để nhận nuôi con nuôi hợp pháp thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Con nuôi có được hưởng thừa kế di sản của ba mẹ nuôi để lại không?

Tôi muốn nhận bé An là con nuôi, nhưng có một số thắc mắc như sau: Con nuôi có được hưởng thừa kế? Để nhận nuôi con nuôi hợp pháp thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi? Con nuôi được quyền thừa kế thế vị không?

Để nhận nuôi con nuôi hợp pháp thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

"Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."

Như vậy để nhận nuôi con nuôi hợp pháp phải chuẩn bị giấy tờ nêu trên.

Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây

Con nuôi có được hưởng thừa kế di sản của ba mẹ nuôi để lại không?

Con nuôi có được hưởng thừa kế di sản của ba mẹ nuôi để lại không?

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 9 Luật Nuôi con nuôi quy định:

"Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. "

Theo đó việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.

Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.

Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ không?

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

"Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, trường hợp không có di chúc thì con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết cùng với con đẻ, tức là được hưởng quyền thừa kế như con đẻ.

Con nuôi được quyền thừa kế thế vị không?

Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

"Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này."

Như vậy, thừa kế thế vị là hình thức chuyển quyền thừa kế phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống sang cho con cái. Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ, nên hoàn toàn được quyền thừa kế thế vị.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,575 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào