Đê là gì? Chính sách của Nhà nước trong hoạt động quy hoạch đê điều? Đê được phân thành mấy cấp độ?
Đê là gì? Đê được phân thành mấy cấp độ?
Khái niệm "Đê" được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đê điều 2006 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
...
Phân loại và phân cấp đê được quy định tại Điều 4 Luật Đê điều 2006 cụ thể như sau:
Phân loại và phân cấp đê
1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
3. Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
4. Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.
Theo đó, đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
Đê được phân thành các cấp như sau: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
Lưu ý: Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
- Số dân được đê bảo vệ;
- Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
- Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
- Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
- Lưu lượng lũ thiết kế.
Đê là gì? Chính sách của Nhà nước trong hoạt động quy hoạch đê điều? Đê được phân thành mấy cấp độ? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước trong quy hoạch đê điều được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều được quy định tại Điều 6 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
- Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
- Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.
Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều phải đảm bảo điều gì?
Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều được quy định tại Điều 14 Luật Đê điều 2006 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 9 Điều 13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 cụ thể như sau:
(1) Việc lập quy hoạch đê điều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
+ Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch vùng; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều;
+ Đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển và phải bao gồm cả diện tích trồng cây chắn sóng;
+ Đê sông phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.
(2) Căn cứ để lập quy hoạch đê điều bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
- Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
- Tình hình thực hiện quy hoạch đê điều kỳ trước và dự báo nhu cầu xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều;
- Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.