Để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần đáp ứng các điều kiện nào? Giá bán lẻ điện sinh hoạt là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Chị muốn biết điều kiện để chị làm hợp đồng mua bán điện sinh hoạt với bên điện lực cần phải có những cái gì? Chị có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện nay đất của chị đang có tranh chấp và Tòa án đang giải quyết thì không biết có được kéo đường dây điện (trồng thêm các trụ điện từ đường điện quốc gia) vào trang trại của chị hay không? Đồng thời chủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ đã có sẵn đường dây điện, không biết chị có thể yêu cầu bên điện lực đấu nối, lắp đồng hồ cho cho chị dùng chung đường dây tải điện đó có được không? Và khi tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân khác bị xử phạt như thế nào?

Để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BCT quy định chủ thể ký hợp đồng:

"Điều 3. Chủ thể ký hợp đồng
Chủ thể ký Hợp đồng là người có đủ năng lực hành vi dân sự có tên trong giấy tờ sử dụng để đăng ký mua điện được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực."

Đồng thời tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) quy định:

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
...

Như vậy, để ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt cần đáp ứng các điều kiện trên.

Trước đây, điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định:

Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt

a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú, hoặc sổ tạm trú; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực;

b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.

...

Tải về mẫu Hợp đồng mua bán điện mới nhất 2023: Tại Đây

Giá bán lẻ điện sinh hoạt là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Giá bán lẻ điện sinh hoạt là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán điện được sử dụng tiếng Anh không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 19/2014/TT-BCT có quy định:

Ký kết và ngôn ngữ hợp đồng
...
3. Bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung có thể ký 01 Hợp đồng và được áp dụng giá bán điện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng là tiếng Việt.

Căn cứ quy định trên ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng phải là tiếng Việt.

Tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân khác bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
b) Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
...

Như vậy theo quy định trên nếu tự ý cấp điện sinh hoạt cho cá nhân khác có thể phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt là bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Căn cứ Phụ lục giá bán điện Ban hành kèm theo Quyết định 648/QĐ-BCT năm 2019 quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt cụ thể như sau:

Điện sinh hoạt

Theo đó giá bán điện sinh hoạt được quy định theo từng bậc từ bậc 1 đến bậc 6.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,924 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào