Để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có những loại nào?
- Để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có những loại nào?
- Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
- Kiểm tra các thiết bị bên trong và các lớp lót, cặn bên trong bình chịu áp lực như thế nào?
Để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có những loại nào?
Căn cứ theo tiết 10.1 tiểu mục 10 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về các loại kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
10. Các loại kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực
10.1. Các loại kiểm tra và giám sát
Các loại kiểm tra và giám sát bao gồm:
a) Kiểm tra bên trong.
b) Kiểm tra trong trạng thái hoạt động.
c) Kiểm tra bên ngoài.
d) Kiểm tra chiều dày.
đ) Kiểm tra ăn mòn dưới lớp bảo ôn.
e) Giám sát vận hành.
Việc kiểm tra sẽ được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra của từng bình chịu áp lực. Xem xét thực hiện các quy định khoảng thời gian/tần suất và phạm vi kiểm tra theo Điều 14. Ăn mòn và hư hỏng khác được xác định trong quá trình kiểm tra và phải định rõ đặc điểm, kích thước và đánh giá theo Điều 15.
...
Theo đó, để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có các loại kiểm tra và giám sát sau:
- Kiểm tra bên trong.
- Kiểm tra trong trạng thái hoạt động.
- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra chiều dày.
- Kiểm tra ăn mòn dưới lớp bảo ôn.
- Giám sát vận hành.
Việc kiểm tra sẽ được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra của từng bình chịu áp lực. Xem xét thực hiện các quy định khoảng thời gian/tần suất và phạm vi kiểm tra theo Điều 14. Ăn mòn và hư hỏng khác được xác định trong quá trình kiểm tra và phải định rõ đặc điểm, kích thước và đánh giá theo Điều 15.
Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực (Hình từ Internet)
Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Căn cứ theo tiết 10.2 tiểu mục 10 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về kiểm tra bên trong bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
10.2. Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực
10.2.1. Yêu cầu chung
Việc kiểm tra bên trong được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra. Các kỹ thuật kiểm tra trực quan từ xa có thể hỗ trợ cho việc kiểm tra các bề mặt bên trong.
Kỹ thuật NDT có thể được yêu cầu để xác định hư hỏng cụ thể của bình hoặc điều kiện làm việc và khi cần phải được chỉ định trong kế hoạch kiểm tra. Mục 9.4 API 572 cung cấp thêm thông tin về kiểm tra bên trong bình chịu áp lực và được sử dụng khi thực hiện kiểm tra.
...
Theo đó, việc kiểm tra bên trong bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra. Các kỹ thuật kiểm tra trực quan từ xa có thể hỗ trợ cho việc kiểm tra các bề mặt bên trong.
Kỹ thuật NDT có thể được yêu cầu để xác định hư hỏng cụ thể của bình hoặc điều kiện làm việc và khi cần phải được chỉ định trong kế hoạch kiểm tra. Mục 9.4 API 572 cung cấp thêm thông tin về kiểm tra bên trong bình chịu áp lực và được sử dụng khi thực hiện kiểm tra.
NDT là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc trên bề mặt vật liệu mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng trong tương lai của đối tượng được kiểm tra theo tiết 3.10 tiểu mục 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT.
Kiểm tra các thiết bị bên trong và các lớp lót, cặn bên trong bình chịu áp lực như thế nào?
Căn cứ theo tiết 10.2 tiểu mục 10 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về kiểm tra bên trong bình chịu áp lực như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
10.2. Kiểm tra bên trong bình chịu áp lực
....
10.2.2. Các thiết bị bên trong bình chịu áp lực
Khi các bình được trang bị các thiết bị bên trong có thể tháo rời, các thiết bị bên trong phải được tháo, trong phạm vi cần thiết, để cho phép kiểm tra các bề mặt bộ phận chịu áp lực. Không nhất thiết phải tháo hoàn toàn các thiết bị bên trong với điều kiện hư hỏng tại các khu vực không tiếp cận được ở mức độ không vượt quá hư hỏng tại các khu vực dễ tiếp cận của bình.
10.2.3. Các lớp lót và cặn bên trong bình chịu áp lực
Chuyên gia kiểm tra sau khi tham khảo ý kiến với chuyên gia đánh giá ăn mòn xác định khi nào cần phải loại bỏ cặn hoặc lớp lót để thực hiện đầy đủ việc kiểm tra. Kiểm tra tại chỗ đối với các khu vực được lựa chọn có thể yêu cầu loại bỏ triệt để lớp cặn để xác định tình trạng bề mặt bình.
Lớp lót bên trong cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Không cần thiết phải loại bỏ lớp lót trong quá trình kiểm tra bên trong, nếu lớp lót bên trong ở tình trạng tốt và không có lý do để nghi ngờ có hư hỏng xảy ra sau lớp lót. Nếu lớp lót xuất hiện hư hỏng, phồng hoặc nứt, cần loại bỏ các phần của lớp lót để xác định tình trạng của lớp lót và bề mặt bình. Có thể sử dụng kỹ thuật NDT bên ngoài đề xác định hư hỏng dưới lớp lót. Xem xét thực hiện các quy định kiểm tra lớp lót bình chịu áp lực theo Mục 4.3 và Mục 9.4.7 đến 9.4.9 API 572.
Như vậy, khi các bình được trang bị các thiết bị bên trong có thể tháo rời, các thiết bị bên trong phải được tháo, trong phạm vi cần thiết, để cho phép kiểm tra các bề mặt bộ phận chịu áp lực. Không nhất thiết phải tháo hoàn toàn các thiết bị bên trong với điều kiện hư hỏng tại các khu vực không tiếp cận được ở mức độ không vượt quá hư hỏng tại các khu vực dễ tiếp cận của bình.
Kiểm tra các lớp lót và cặn bên trong bình chịu áp lực thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Bình chịu áp lực được nêu tại Phụ lục A Tiêu chuẩn API 510.
- Bình chịu áp lực thuộc các phương tiện vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.