Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thì cần thực hiện như thế nào?

Những con bò khi mắc bệnh lao bò thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Tôi muốn tiến hành kiếm tra đặc tính của khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thì cần thực hiện ra sao? Vi khuẩn Mycobacterium bovis có bao nhiêu đặc tính sinh hóa? Câu hỏi của anh Bình từ Hà Giang.

Bệnh lao bò sẽ gây ra những dấu hiệu bệnh tích như thế nào đối với bò mắc bệnh?

Theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò quy định về dấu hiệu bệnh tích của bệnh lao bò như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.3. Bệnh tích
Bệnh tích đặc trưng là con vật có các hạt lao. Các hạt lao có thể ở trong các cơ quan nội tạng, màng treo ruột, ruột, màng phổi, màng bụng, vú,… nhưng hay gặp nhất là ở hạch phổi, hạch vùng đầu và các hạch bạch huyết ở xoang ngực.
Các hạt lao thường có màu vàng, hoặc màu trắng đục, dạng bã đậu hoặc dạng hạt xơ hay bị canxi hoá thành những khối tăng sinh thượng bì có kích thước như quả ổi. Trên cùng một cơ quan có thể thấy nhiều dạng hạt lao khác nhau.
Nếu hạt lao có nhiều trong phổi thì khi nắn các thuỳ phổi có cảm giác như phổi có trộn cát, cắt có tiếng kêu lạo xạo.
Ở giai đoạn đầu, bệnh lao có thể rất khó chẩn đoán qua mổ khám.

Theo đó, khi mắc bệnh lao bò thì bò mắc bệnh sẽ có một số dấu hiệu bệnh tích như tiêu chuẩn nêu trên.

Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thì cần thực hiện như thế nào?

Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thì cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò có những đặc tính sinh hóa gì?

Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò quy định về đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò như sau:

Cách tiến hành
...
5.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2 Giám định vi khuẩn
5.2.2.1 Giám định hình thái vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy
Giám định hình thái bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen theo quy định trong Phụ lục A. Vi khuẩn M. bovis hình gậy mảnh, bắt màu hồng trên nền xanh.
5.2.2.2 Giám định tính chất mọc trên các môi trường
Vi khuẩn M. bovis sẽ mọc trong vòng 3 tuần tới 6 tuần nuôi cấy.
Khuẩn lạc mọc chậm ở 37oC, nhưng không mọc ở 22oC hay 45oC.
Kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn bị ức chế bởi glyxerol: Cấy vi khuẩn lên cả 2 môi trường có và không có glyxerol. Trên môi trường có glyxerol vi khuẩn mọc yếu. Có thể sử dụng môi trường trứng (Lowenstein Jensen).
Kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường có 0,4 % natri pyruvat: Cấy vi khuẩn lên môi trường Lowenstein Jensen (không có glyxerol) có và không bổ sung 0,4 % natri pyruvat. Vi khuẩn M. bovis mọc tạo thành khuẩn lạc có dạng trơn, màu trắng nhạt.
Kiểm tra sự mẫn cảm của vi khuẩn với thiophen-2-carbonic axit hydrazide (TCH): Cấy vi khuẩn lên môi trường Lowenstein Jensen có bổ sung TCH 10 µg/ml: Vi khuẩn M .bovis không mọc.
5.2.2.3. Giám định các đặc tính sinh hóa
Các đặc tính sinh hoá đặc trưng của vi khuẩn M. bovis được trình bày ở bảng sau:
ác đặc tính sinh hoá đặc trưng của vi khuẩn M. bovis
Phương pháp tiến hành: theo Phụ lục B.

Theo đó, vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò có một số đặt tính sinh hoác như:

- Sản sinh niacin (âm tính);

- Phân giải nitrat (âm tính);

- Pyrazinamidase (âm tính);

- Urease (dương tính).

Để kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thì cần thực hiện như thế nào?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò thì phương pháp kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Mycobacterium bovis gây bệnh lao bò thực hiện như sau:

Bước 1: Phân giải nitrat

Cho vài giọt nước vô trùng vào 1 ống nghiệm có nắp vặn (16 mm x 125 mm) và cấy vào 1 vòng que cấy vi khuẩn lao. Dùng một ống nghiệm có nước cất vô trùng khác không cấy gì làm đối chứng âm. Cho 2 ml dung dịch NaNO3 (pha dung dịch NaNO3 0,01 M trong đệm phosphat 0,022 M, pH 7). Lắc rồi ủ trong nồi đun cách thuỷ ở 37oC trong 2 h.

Cho tiếp vao ống nghiệm 1 giọt axít HCl đặc pha loãng 1/2, 2 giọt dung dịch sulphanilamid 0,2%, 2 giọt dung dịch N-(1-naphthyl) etylendiamin dihydroclorua 0,1%.

Kiểm tra sự phát triển của màu hồng cho tới đỏ và so sánh với đối chứng âm: màu đỏ sậm là phản ứng dương tính.

Bước 2: Kiểm tra sự mẫn cảm với pyrazinamid

Dùng môi trường nước thịt Dubos có bổ sung 0,1 g pyrazinamid, 2,0 g axit pyruvic và 15 g agar (cho 1 lít môi trường). Chia vào ống nghiệm có nắp vặn 15 ml/ống. Hấp ở 121 oC trong 15 min rồi để rắn thạch ở vị trí thẳng.

Cấy vào thạch một lượng vi khuẩn M. bovis đặc và ủ 37 oC trong 4 ngày. Sử dụng một ống không cấy và một ống cấyM. avium làm đối chứng âm và dương.

Cho 1 ml dung dịch amoni sắt (II) sulfat mới chuẩn bị vào ống và để vào tủ lạnh 4 h. Phản ứng dương tính nếu có một vạch màu hồng trong thạch.

Bước 3: Urease

Trộn 1 phần thạch urê cơ bản với 9 phần nước cất vô trùng. Chia vào ống nghiệm có nắp (16 mm x 125 mm), mỗi ống 4 ml.

Trộn một vòng que cấy vào trong ống, ủ ở 37oC.

Màu môi trường chuyển từ vàng sang hồng hoặc đỏ là dương tính.

Bước 4: Sản sinh niacin

Nên sử dụng kít thương phẩm (ví dụ sản phẩm của Difco) vì chuẩn bị phản ứng này cần sử dụng dung dịch BrCN là chất độc đối với cơ thể.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,164 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào