Để kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có tổi thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Khi kê đơn thuốc y học cổ truyền thì bác sỹ thực hiện ghi đơn thuốc như thế nào?
- Để kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có tổi thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Kê đơn thuốc cổ truyền dùng trong thời hạn 20 ngày cho bệnh nhân ngoại trú có được hay không?
Khi kê đơn thuốc y học cổ truyền thì bác sỹ thực hiện ghi đơn thuốc như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về cách ghi đơn thuốc như sau:
Hướng dẫn cách ghi đơn thuốc
1. Quy định chung về cách ghi đơn thuốc
a) Chữ viết tên thuốc theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;
b) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú hoặc tạm trú;
c) Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc tên mẹ của trẻ;
d) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.
2. Cách ghi đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.
a) Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;
b) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:
c) Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành;
d) Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký xác nhận bên cạnh.
3. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án
a) Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: Thuốc thang, thuốc thành phẩm.
Đối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;
b) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp: Kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu sau.
Như vậy, việc ghi đơn thuốc cổ truyền thực hiện như sau:
- Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;
- Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:
- Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành.
Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký xác nhận bên cạnh.
Kê đơn thuốc y học cổ truyền (Hình từ Internet)
Để kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có tổi thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về người kê đơn thuốc cổ truyền như sau:
Người được kê đơn thuốc
1. Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề) được kê đơn thuốc thang, kê đơn kết hợp thuốc thành phẩm và thuốc thang:
a) Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền có thời gian tối thiểu 6 tháng;
b) Cử nhân y học cổ truyền đã được đào tạo tương đương với văn bằng bác sỹ;
c) Y sỹ y học cổ truyền;
d) Lương y.
2. Người được kê đơn thuốc dược liệu:
a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này;
b) Bác sỹ không thuộc chuyên khoa y học cổ truyền;
c) Y sỹ đa khoa.
3. Người được kê đơn thuốc thành phẩm:
a) Các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Lương y.
4. Người có chứng chỉ hành nghề bài thuốc gia truyền chỉ được kê đơn bài thuốc gia truyền đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.
Theo đó, đối với bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có thời gian làm việc tối thiểu 6 tháng mới được phép kê khai đơn thuốc y học cổ truyền.
Kê đơn thuốc cổ truyền dùng trong thời hạn 20 ngày cho bệnh nhân ngoại trú có được hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về thời gian sử dụng thuốc trong kê đơn thuốc như sau:
Thời gian sử dụng thuốc trong kê đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
a) Bệnh cần chữa trị dài ngày: Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 30 ngày hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh;
b) Các bệnh khác: Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 10 ngày. Đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được kê đơn điều trị tối đa không quá 30 ngày.
2. Kê đơn thuốc trong điều trị nội trú, điều trị nội trú ban ngày
a) Thực hiện kê đơn thuốc tối thiểu hai lần trong 10 ngày;
b) Đối với kê đơn thuốc thang, trong quá trình điều trị nội trú, điều trị nội trú ban ngày, nếu không thay đổi chỉ định điều trị và vẫn giữ nguyên bài thuốc đã được chỉ định ngay trước đó thì được phép kê lại bằng cách ghi “Bài thuốc hoặc đơn thuốc của ngày, tháng, năm” và chỉ được một lần, nếu tiếp tục sử dụng bài thuốc đó lần sau kế tiếp phải ghi lại bài thuốc.
Như vậy, đối với bệnh nhân ngoại trú thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc cổ truyền chữa trị dài ngày nhưng đơn thuốc không vượt quá 30 ngày.
Theo đó, việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng trong 20 ngày vẫn được pháp luật cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.