Để giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thì phải xây dựng kế hoạch như thế nào? Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát ra sao?
- Để giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thì phải xây dựng kế hoạch lấy mẫu như thế nào?
- Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
- Khi nào thông báo kết quả giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì về giám sát an toàn giao thông?
Để giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thì phải xây dựng kế hoạch lấy mẫu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy quy định về xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát như sau:
Xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát
Kế hoạch lấy mẫu giám sát bao gồm các nội dung sau:
1. Sản phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm) giám sát;
2. Địa Điểm lấy mẫu giám sát;
3. Số lượng mẫu và chỉ tiêu ATTP cần kiểm nghiệm;
4. Dự kiến thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát đối với từng sản phẩm;
5. Dự trù kinh phí triển khai hoạt động giám sát, bao gồm chi phí lấy mẫu, mua mẫu và phân tích mẫu.
Như vậy, theo quy định trên thì để giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thì có những kế hoạch sau đây:
- Sản phẩm nông lâm thủy sản giám sát;
- Địa Điểm lấy mẫu giám sát;
- Số lượng mẫu và chỉ tiêu an toàn thực phẩm cần kiểm nghiệm;
- Dự kiến thời gian thực hiện lấy mẫu giám sát đối với từng sản phẩm;
- Dự trù kinh phí triển khai hoạt động giám sát, bao gồm chi phí lấy mẫu, mua mẫu và phân tích mẫu.
An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về lấy mẫu giám sát như sau:
Lấy mẫu giám sát
1. Căn cứ vào kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan giám sát tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát.
2. Bảo quản mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm cụ thể cho từng mẫu; khối lượng mẫu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ để kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm khẳng định; Lập biên bản thu mẫu, có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu.
3. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký hiệu nhận biết (mã hóa). Cơ quan giám sát phải gửi mẫu đến các Phòng kiểm nghiệm để thực hiện kiểm nghiệm kịp thời theo yêu cầu của từng loại mẫu và chỉ tiêu phân tích.
4. Quy trình lấy mẫu, bảo quản, giao nhận mẫu và gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm của một số sản phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như trên.
Khi nào thông báo kết quả giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về kiểm nghiệm thông báo kết quả giám sát như sau:
Kiểm nghiệm, thông báo kết quả giám sát
1. Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát nông lâm thủy sản được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5.
2. Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
3. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan giám sát tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp kết quả không đạt, việc xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và định kỳ công bố trên website của Sở kết quả giám sát tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm gì về giám sát an toàn giao thông?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản hàng năm của Cơ quan giám sát.
3. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm chất lượng ATTP cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) về hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản tại địa phương
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm về giám sát an toàn giao thông như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh, thành phố
- Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch lấy mẫu giám sát an toàn giao thông nông lâm thủy sản hàng năm của Cơ quan giám sát
- Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm an toàn giám sát
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm chất lượng an toàn giám sát cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý
- Báo cáo định kỳ vào tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.