Để được thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước, ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động thế nào?
Đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Chi nhánh quản lý phòng giao dịch là chi nhánh được giao thực hiện một số nội dung quản lý đối với phòng giao dịch trên địa bàn cùng một tỉnh, thành phố theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của Thông tư này.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
6. Đơn vị sự nghiệp là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện một hoặc một số hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng cho ngân hàng thương mại;
b) Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại;
c) Văn phòng liên lạc; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường;
d) Lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại;
đ) Các hoạt động khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại (sau đây gọi là ngân hàng con ở nước ngoài) là ngân hàng mà ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại và người có liên quan của ngân hàng thương mại sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, được thành lập tại nước ngoài theo quy định pháp luật nước ngoài.
...
Theo đó, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại thực hiện một hoặc một số hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng cho ngân hàng thương mại;
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại;
- Văn phòng liên lạc; nghiên cứu, tìm hiểu thị trường;
- Lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại;
- Các hoạt động khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của pháp luật.
Để được thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước, ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động thế nào? (Hình từ Internet)
Để được thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước, ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động thế nào?
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 10 Thông tư 32/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Để được thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
2. Các điều kiện quy định tại các điểm e, g khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Trường hợp thành lập văn phòng đại diện, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm h, i khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì để được thành lập đơn vị sự nghiệp trong nước thì ngân hàng thương mại phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) chi nhánh ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước.
...
Theo đó, thẩm quyền chấp thuận thành lập đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại được quy định như sau:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) chi nhánh ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể (trừ trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động) phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.