Để được phép kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện gì?
- Kinh doanh quân trang phục vụ cho quốc phòng an ninh là kinh doanh những mặt hàng nào?
- Để được phép kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện gì?
- Khi thực hiện đầu tư kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Kinh doanh quân trang phục vụ cho quốc phòng an ninh là kinh doanh những mặt hàng nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về quân trang như:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân trang bao gồm:
a) Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân;
c) Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.
...
Theo quy định trên thì kinh doanh quân tranh phục vụ mục đích an ninh quốc phòng là kinh doanh những mặt hàng sau:
(1) Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục của quân đội nhân dân Việt Nam.
(2) Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục của công an nhân dân dân Việt Nam.
(3) Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
(4) Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ.
Để được phép kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được phép kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang như sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hệ thống nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kho bảo quản được bố trí riêng biệt;
b) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
2. Doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật; hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; không có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ an ninh quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về công nghiệp an ninh.
Theo quy định nêu trên, đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh sẽ được đầu tư kinh doanh quân trang nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Hệ thống nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kho bảo quản được bố trí riêng biệt;
(2) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
Đối với doanh nghiệp không thuộc đối tượng không trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thì sẽ được phép đầu tư kinh doanh quân trang nếu đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Được thành lập theo quy định của pháp luật; hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; không có vốn đầu tư nước ngoài;
(2) Hệ thống nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kho bảo quản được bố trí riêng biệt;
(3) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
Khi thực hiện đầu tư kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang như sau:
Nguyên tắc đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn.
3. Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển quân trang, quân dụng, vũ khí, trang bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ được thực hiện hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp, phát triển khi được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này giao nhiệm vụ, đặt hàng.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó, khi đầu tư kinh doanh quân tranh phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.