Để được phân loại vào nhóm 1 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần những giấy tờ gì để chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường?
- Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ hiện nay được phân loại thành bao nhiêu loại doanh nghiệp?
- Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
- Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần những giấy tờ gì để chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường để được phân loại vào doanh nghiệp nhóm 1?
Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ hiện nay được phân loại thành bao nhiêu loại doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 102/2020/NĐ-CP về quy định chung về phân loại doanh nghiệp như sau:
Quy định chung về phân loại doanh nghiệp
1. Phân loại doanh nghiệp được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
2. Phân loại doanh nghiệp được vận hành liên tục trên cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thông qua cơ chế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và kết quả xác minh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
3. Phân loại lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; phân loại lần hai được thực hiện sau một năm kể từ khi phân loại lần đầu; phân loại lần ba và các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I là 02 năm 01 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 01 năm 01 lần kể từ ngày đánh giá lần trước hoặc kể từ ngày chuyển loại từ doanh nghiệp Nhóm I sang Nhóm II.
4. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
Theo quy định thì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ hiện nay được phân loại thành doanh nghiệp Nhóm 1 và doanh nghiệp Nhóm 2.
Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được thực hiện khi doanh nghiệp đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp, Phân loại lần hai được thực hiện sau một năm kể từ khi phân loại lần đầu.
Phân loại lần ba và các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm 1 là 02 năm 01 lần, doanh nghiệp Nhóm 2 là 01 năm 01 lần kể từ ngày đánh giá lần trước hoặc kể từ ngày chuyển loại từ doanh nghiệp Nhóm 1 sang Nhóm 2.
Để được phân loại vào nhóm I doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần những giấy tờ gì để chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường? (Hình từ Internet)
Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ như sau:
Trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp
1. Đối tượng: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề chế biến và xuất khẩu gỗ.
2. Cơ quan tiếp nhận đăng ký và phân loại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận): Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp.
...
Như vậy, việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ do các cơ quan nhà nước sau đây thực hiện:
(1) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.
(2) Hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần những giấy tờ gì để chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường để được phân loại vào doanh nghiệp nhóm 1?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp như sau:
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định này và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
c) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định này và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật;
d) Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này;
đ) Các tiêu chí tại điểm a và điểm b khoản này được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
Dẫn chiếu Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ như sau:
PHỤ LỤC II
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ
(Kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
Theo đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhóm 1 để chứng minh việc tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường thì cần có các giấy tờ như:
(1) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên.
(2) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên.
(3) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên.
(4) Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các điểm (1), (2), (3) nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.