Để được hưởng lương hưu khi đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 20 năm thì cần làm gì?
Điều kiện để hưởng lương hưu từ bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
[...] 2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
[...] 3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”;
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về tuổi đời.
Do vậy, trường hợp chị sinh ngày 24/1/1966, khi nghỉ việc có 9 năm đóng bảo hiểm xã hội thì không được hưởng lương khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Để được hưởng lương hưu khi đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 20 năm thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu."
Như vậy, nếu chị có nguyện vọng hưởng lương hưu hằng tháng thì cần tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức: Đóng hằng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần cho đủ 10 năm và khi chị đủ tuổi nghỉ hưu mà còn thiếu không quá 10 năm là đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, khi đó chị được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay sau tháng đóng đủ 20 năm.
Chị nên tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có cơ hội hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi về già và được chăm sóc BHYT do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng của bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này."
Và nội dung này đuợc hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Tham khảo một số biểu mẫu liên quan đến việc chi trả, giải quyết lương hưu:
(1) TẢI VỀ Mẫu 7a-CBH Danh sách chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(2) TẢI VỀ Mẫu 8-CBH Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(3) TẢI VỀ Mẫu 15A-HSB Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(4) TẢI VỀ Mẫu 15B-HSB Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(5) TẢI VỀ Mẫu 18-HSB Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(6) TẢI VỀ Mẫu 23-HSB Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(7) TẢI VỀ Mẫu 24A-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng không tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(8) TẢI VỀ Mẫu 24B-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(9) TẢI VỀ Mẫu 5-CBH Thông báo khấu trừ lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.