Để được cử tuyển vào đại học thì học sinh dân tộc thiểu số phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề cử tuyển vào đại học. Cho tôi hỏi để được cử tuyển vào đại học thì học sinh dân tộc thiểu số phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? Tôi rất mong mình có thể nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh N.H.T ở Hà Giang.

Để được cử tuyển vào đại học thì học sinh dân tộc thiểu số phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, để được cử tuyển vào đại học thì học sinh dân tộc thiểu số phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

+ Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này.

+ Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;

+ Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

+ Tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt.

+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên.

+ Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Lưu ý: Những học sinh dân tộc thiểu số đáp ứng những điều kiện nêu trên thì được ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển vào đại học nếu thuộc một trong những trường hợp theo thứ tự sau:

+ Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh.

+ Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

+ Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển.

+ Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.

+ Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.

Cử tuyển vào đại học

Để được cử tuyển vào đại học thì học sinh dân tộc thiểu số phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển vào đại học gồm những tài liệu nào?

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 141/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển vào đại học gồm những tài liệu sau:

+ Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển.

+ Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh.

+ Sơ yếu lý lịch.

+ Giấy chứng nhận con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh; người được hưởng chính sách như thương binh (nếu có).

+ Hai ảnh chân dung (cỡ 4x6 cm) chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

+ Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển.

Lưu ý: Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo kế hoạch cử tuyển công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Người học theo chế độ cử tuyển vào đại học phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo trong trường hợp nào?

Theo Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP thì người học theo chế độ cử tuyển vào đại học phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo khi thuộc một trong những trường hợp sau:

(1) Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.

(2) Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.

(3) Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.

(4) Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.

Tại Điều 14 Nghị định 141/2020/NĐ-CP thì chi phí bồi hoàn bao gồm: học bổng và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ cử tuyển.

Cách tính chi phí bồi hoàn

Đối với trường hợp (1) (2) thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (HB+CF) x N

Trong đó: S là chi phí bồi hoàn; HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng; CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng; N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn.

Đối với trường hợp (3) (4) thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = ((T-t)/T) x (HB+CF) x N

Trong đó: T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động; t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động; các ký hiệu: S, HB, CF và N xác định theo quy định tại điểm a khoản này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

671 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào