Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Chị muốn mở phòng khám chẩn đoán hình ảnh nên muốn tìm hiểu thông tin để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất, thiết bị y tế và nhân sự phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Lệ Khanh đến từ Đà Nẵng.

Cơ sở khám, chữa bệnh có được thành lập theo hình thức phòng khám chẩn đoán hình ảnh không?

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:
...
4. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:
...
u) Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
...

Như vậy cơ sở khám, chữa bệnh được thành lập theo hình thức phòng khám chẩn đoán hình ảnh.

Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CPkhoản 17 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
1. Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định này và các điều kiện sau đây tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký:
- Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2;
- Đối với phòng nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.
...

Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện như sau:

- Đối với phòng siêu âm, phòng nội soi chẩn đoán phải được thiết kế độc lập, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2;

- Đối với phòng nội soi tiêu hóa nếu thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt, mỗi phòng có diện tích ít nhất là 10 m2.

Thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép hoạt động?

Trước đây tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định về thiết bị y tế của phòng khám chẩn đoán hình ảnh như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
...
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
b) Có thiết bị phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
...

Tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 18 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, như vậy đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì không có quy định cụ thể về thiết bị y tế.

Nhưng phòng khám chẩn đoán hình ảnh cũng thuộc một trong những phòng khám chuyên khoa nên căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, và được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
...
2. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì nhân sư của phòng khám được quy định như thế nào?

Trước đây tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về nhân sự phòng khám chẩn đoán hình ảnh như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
...
3. Nhân sự:
a) Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chẩn đoán hình ảnh phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và có thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh ít nhất là 54 tháng; là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám chẩn đoán hình ảnh;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng X-Quang phải là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có thời gian trực tiếp làm chuyên khoa X-Quang ít nhất là 54 tháng. Cử nhân X-Quang (trình độ đại học) được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán; là người hành nghề cơ hữu tại phòng X-Quang.

Nhưng hiện tại các quy định này cũng đã bị bãi bỏ bởi khoản 19 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Tức là việc cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh không còn phụ thuộc vào điều kiện về nhân sự như trước đây.

Do đó, để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh thì chị chỉ cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất như khoản 1 Điều 29 Nghị định này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào