Để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải có bao nhiêu năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức?
Để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải có bao nhiêu năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức?
Để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải có bao nhiêu năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, nội dung như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải có tối thiểu 05 năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức sau kể từ khi có bằng cử nhân luật.
Công chứng viên (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Để được bổ nhiệm làm công chứng viên cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Luật Công chứng 2014. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Công chứng viên không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên thì có thể bị miễn nhiệm hay không?
Công chứng viên không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên thì có thể bị miễn nhiệm hay không phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014, nội dung như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.
Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Như vậy, công chứng viên không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên thì có thể bị miễn nhiệm. Ngoài ra, công chứng viên còn có thể bị miễn nhiệm khi không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.