Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường có những giải pháp nào?
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm những chỉ tiêu nào?
- Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường có những giải pháp nào?
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non từ đâu?
Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 gồm những chỉ tiêu nào?
Căn cứ theo mục III Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:
...
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
...
5. Về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh.
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường).
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.
Như vậy, về ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong cơ sở giáo dục mầm non gồm các chỉ tiêu sau đây:
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triển khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh.
- 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường).
- 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế cơ sở giáo dục mầm non được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 (Hình từ Internet)
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường có những giải pháp nào?
Căn cứ theo mục IV Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:
...
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo.
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh (có kết nối giữa gia đình và nhà trường) nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ năng tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
b) Số hóa trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ công tác sức khỏe học đường (trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch, nhà vệ sinh...).
c) Xây dựng, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe học sinh, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, tình trạng dinh dưỡng học đường để áp dụng liên thông, kết nối cho từng tuyến (trường học, cơ quan quản lý sức khỏe học đường tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương).
Như vậy, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non theo Chương trình Sức khỏe học đường như sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ em (có kết nối giữa gia đình và nhà trường) nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, tư vấn cho trẻ em, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ năng tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.
- Số hóa trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ công tác sức khỏe học đường (trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch, nhà vệ sinh...).
- Xây dựng, ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý sức khỏe trẻ em, hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, tình trạng dinh dưỡng học đường để áp dụng liên thông, kết nối cho từng tuyến (trường học, cơ quan quản lý sức khỏe học đường tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương).
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non từ đâu?
Tại mục V Điều 1 Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau đây:
...
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu hợp pháp của các trường học theo quy định pháp luật.
2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành; việc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định và thông qua các chương trình, dự án được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ nhiệm vụ tại Chương trình này, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chủ động lập dự toán ngân sách hằng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giám sát sức khỏe trẻ em cơ sở giáo dục mầm non thuộc Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu hợp pháp của các trường học theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.