Để đẩy mạnh hoặc đạt tới sự bình đẳng thực tế của người khuyết tật nên cần áp dụng các biện pháp đặc biệt cần thiết thì có bị coi là phân biệt đối xử không?

Em ơi cho anh hỏi: Để đẩy mạnh hoặc đạt tới sự bình đẳng thực tế của người khuyết tật nên cần áp dụng các biện pháp đặc biệt cần thiết thì có bị coi là phân biệt đối xử không? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Long An.

Để đẩy mạnh hoặc đạt tới sự bình đẳng thực tế của người khuyết tật nên cần áp dụng các biện pháp đặc biệt cần thiết thì có bị coi là phân biệt đối xử không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Bình đẳng và không phân biệt đối xử
1. Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ, quyền được hưởng lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng, không có sự phân biệt nào.
2. Quốc gia thành viên cấm phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật và bảo đảm cho người khuyết tật sự bảo vệ pháp lý hữu hiệu và bình đẳng chống lại sự phân biệt đối xử trên bất kỳ cơ sở nào.
3. Nhằm tăng cường bình đẳng và xoá bỏ phân biệt đối xử, quốc gia thành viên sẽ tiến hành các bước thích hợp để bảo đảm tạo điều kiện hợp lý.
4. Các biện pháp đặc biệt cần thiết cho việc đẩy mạnh hoặc đạt tới sự bình đẳng thực tế của người khuyết tật sẽ không bị coi là phân biệt đối xử theo Công ước này.

Như vậy, để đẩy mạnh hoặc đạt tới sự bình đẳng thực tế của người khuyết tật nên cần áp dụng các biện pháp đặc biệt cần thiết thì không bị coi là phân biệt đối xử theo Công ước này.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Các quốc gia tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm đảm cho người khuyết tật được hưởng quyền sống một cách hiệu quả dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ theo Điều 10 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Quyền sống
Các quốc gia thành viên khẳng định một lần nữa rằng mọi người đều có quyền được sống và sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm đảm cho người khuyết tật được hưởng một cách hiệu quả quyền này trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Như vậy, các quốc gia tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm đảm cho người khuyết tật được hưởng quyền sống một cách hiệu quả dựa trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Các quốc cần cam kết gì để bảo đảm và thúc đẩy việc biến các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với mọi người khuyết tật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định những cam kết mà các quốc gia cần thực hiện để bảo đảm và thúc đẩy việc biến các quyền và tự do cơ bản của con người thành hiện thực đối với mọi người khuyết tật gồm:

- Thông qua các biện pháp lập pháp, hành pháp hoặc các biện pháp khác để thi hành các quyền được thừa nhận trong Công ước này;

- Tiến hành mọi biện pháp thích hợp, trong đó có lập pháp, để sửa đổi hoặc hủy bỏ các luật, quy định, tập quán và thông lệ hiện hành có tính chất phân biệt đối xử đối với người khuyết tật;

- Cân nhắc việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của người khuyết tật trong tất cả các chính sách và chương trình;

- Không có bất kỳ hành vi hoặc thực tiễn nào trái với Công ước này và bảo đảm rằng mọi thể chế và cơ quan công quyền hành xử phù hợp với Công ước này;

- Sử dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật do bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc công ty tư nào tiến hành;

- Tiến hành hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển hàng hóa, dịch vụ, trang bị và tiện ích được thiết kế phổ dụng, như định nghĩa tại điều 2 Công ước này, chỉ cần mức cải tạo và giá thành tối thiểu để đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật, thúc đẩy việc phổ biến và sử dụng các sản phẩm đó, thúc đẩy thiết kế phổ dụng trong phát triển các tiêu chuẩn và định hướng;

- Tiến hành hoặc khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, thúc đẩy việc phổ biến và sử dụng các công nghệ này, trong đó có công nghệ thông tin liên lạc, phương tiện và thiết bị hỗ trợ di chuyển, các công nghệ trợ giúp phù hợp với người khuyết tật, ưu tiên các công nghệ có giá thành vừa phải;

- Cung cấp thông tin dễ tiếp cận cho người khuyết tật về phương tiện, thiết bị hỗ trợ di chuyển và các công nghệ trợ giúp, trong đó có các công nghệ mới, cũng như mọi hình thức dịch vụ hoặc cơ sở vật chất trợ giúp khác;

- Phù hợp với các quyền của người khuyết tật được thừa nhận trong Công ước này, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật, nhằm cung cấp tốt hơn nữa những dịch vụ và sự giúp đỡ mà những quyền này bảo đảm cho họ được hưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,133 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào