Để đảm bảo về an toàn bức xạ cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế định kỳ thế nào?
- Để đảm bảo về an toàn bức xạ cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế định kỳ thế nào?
- Về vấn đề kiểm tra, giám sát nội bộ trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ thì cơ sở y tế thực hiện thế nào?
- Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế như thế nào?
Để đảm bảo về an toàn bức xạ cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế định kỳ thế nào?
Để đảm bảo về an toàn bức xạ cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế định kỳ thế nào? (Hình từ Internet)
Tại Điều 18 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định về tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế như sau:
Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế
1. Định kỳ hằng năm, cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.
2. Cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí để nhân viên bức xạ y tế không bảo đảm yêu cầu về sức khỏe theo quy định chuyển làm công việc khác không tiếp xúc với bức xạ.
3. Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
Theo đó định kỳ hằng năm, cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên hiện nay Thông tư 19 này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Bên cạnh đó cơ sở y tế phải lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
Về vấn đề kiểm tra, giám sát nội bộ trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ thì cơ sở y tế thực hiện thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT thì vấn đề kiểm tra, giám sát nội bộ trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ thì cơ sở y tế thực hiện như sau:
- Cơ sở y tế phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ việc thực hiện các quy định, nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc.
- Cơ sở y tế phải bảo đảm để mọi thiếu sót trong công tác quản lý an toàn bức xạ phát hiện qua kiểm tra được xem xét và khắc phục.
- Định kỳ hằng năm, cơ sở y tế phải tiến hành xem xét lại các nội dung liên quan đến quản lý an toàn bức xạ của cơ sở theo quy định tại Điều 18 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
- Kết quả kiểm tra, giám sát nội bộ phải được lập thành biên bản và lưu giữ trong hồ sơ an toàn bức xạ.
Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế như thế nào?
Tại Điều 25 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 13/2018/TT-BKHCN) quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế như sau:
Trách nhiệm của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế
1. Cơ sở y tế sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ quy định tại Thông tư liên tịch này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.
2. Cơ sở y tế có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ chỉ được thực hiện hoạt động bức xạ y tế sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
3. Người đứng đầu cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, nhân viên khác trong cơ sở y tế, công chúng và môi trường xung quanh với các trách nhiệm cụ thể như sau:
a) Nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ quy định tại Thông tư liên tịch này;
b) Tuyên bố chính sách về bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở, khẳng định cam kết đối với công tác bảo đảm an toàn và tạo các điều kiện ưu tiên cho việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ;
c) Bổ nhiệm người phụ trách an toàn; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của người phụ trách an toàn; cung cấp đủ các điều kiện về thời gian và tài chính để người phụ trách an toàn có thể hoàn thành trách nhiệm của mình;
d. Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra, thanh tra viên thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết khi được yêu cầu;
e) Bố trí công việc khác phù hợp, không liên quan đến bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế nữ có thai khi nhận được thông báo bằng văn bản của nhân viên bức xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.