Để chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò bằng phương pháp nhuộm Giemsa thì có thể sử dụng một số thuốc thử và vật liệu thử nào?

Cho tôi hỏi bệnh roi trùng ở bò thường lây lân chủ yếu thông qua những đường nào? Nếu sử dụng phương pháp nhuộm Giemsa để chẩn đoán bệnh thì cẩn dùng loại thuốc thử, vật liệu thử nào? Các bước tiến hành chẩn đoán ra sao? Câu hỏi của anh Lộc từ Hải Phòng.

Bệnh roi trùng ở bò thường lây lan trong đàn thông qua những đường nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh roi trùng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh roi trùng do Tritrichomonas foetus ở bò thường gặp ở vùng chăn nuôi theo hình thức bầy đàn và không sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo;
- Bò đực thường là những con mang trùng;
- Bệnh lây lan chủ yếu qua con đường giao phối tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể truyền cơ học qua các dụng cụ nhiễm bẩn khi thụ tinh nhân tạo, khám phụ khoa ở con cái;
- Bệnh thường được phát hiện ở bò dưới 3 năm tuổi. Đối với bò trên 3 năm tuổi khi bị nhiễm bệnh thì khả năng khỏi bệnh rất thấp nên chúng là những con mang trùng.
5.2 Triệu chứng
- Bò cái thường bị viêm đường sinh dục, suy giảm khả năng sinh sản như: rối loạn chu kỳ động dục, sảy thai liên tục, hoặc sinh non, hoặc thai chết lưu;
- Bò đực bị bệnh mạn tính không biểu hiện bệnh rõ. Tritrichomonas foetus có mặt với số lượng nhỏ trong khoang bao quy đầu của bò đực, một số tập trung trong vòm dương vật và xung quanh dương vật;
..

Theo đó, bệnh roi trùng ở bò lây lan chủ yếu qua con đường giao phối tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể truyền cơ học qua các dụng cụ nhiễm bẩn khi thụ tinh nhân tạo, khám phụ khoa ở con cái.

Bệnh roi trùng do Tritrichomonas foetus ở bò thường gặp ở vùng chăn nuôi theo hình thức bầy đàn và không sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Trong đó, bò đực thường là những con mang trùng.

Bệnh thường được phát hiện ở bò dưới 3 năm tuổi. Đối với bò trên 3 năm tuổi khi bị nhiễm bệnh thì khả năng khỏi bệnh rất thấp nên chúng là những con mang trùng.

Để chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò bằng phương pháp nhuộm Giemsa thì có thể sử dụng một số thuốc thử và vật liệu thử nào?

Để chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò bằng phương pháp nhuộm Giemsa thì có thể sử dụng một số thuốc thử và vật liệu thử nào? (Hình từ Internet)

Để chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò bằng phương pháp nhuộm Giemsa thì có thể sử dụng một số thuốc thử và vật liệu thử nào?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết để phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có nuclease, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp soi tươi, nhuộm Giemsa kiểm tra hình thái Tritrichomonas foetus
3.1.1 Dung dịch PBS (phosphate buffered saline) 0,01 M (pH = 7,0) (xem điều A.1 phụ lục A).
3.1.2 Dung dịch Giemsa 10% (xem điều A.2 phụ lục A).
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp PCR (polymerase chain reaction), Realtime PCR phát hiện Trichomonas foetus
3.2.1 Kít tách chiết DNA (acid deoxyribonucleic) cho mẫu máu hoặc mẫu mô.
3.2.2 Kít nhân gen.
3.2.3 Cặp mồi (primers), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.4 Cặp primer và probe, gồm mồi xuôi, mồi ngược và mẫu dò.
3.2.5 Agarose.
3.2.6 Dung dịch đệm TAE hoặc TBE (dung dịch đệm borat ethylenediamine tetra-acetic acid), (xem phụ lục C).
3.2.7 Sybr safe hoặc ethidium bromide.
3.2.8 Loading dye 6X (chất đệm tải mẫu).
3.2.9 Dung dịch đệm TE.
3.2.10 Thang chuẩn DNA (Ladder, marker).
3.2.11 Nước tinh khiết không có nuclease.
...

Dẫn chiếu Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về thuốc thử cho phương pháp nhuộm Giemsa như sau:

Phụ lục A
(Quy định)
Thuốc thử cho phương pháp nhuộm Giemsa
A.1 Dung dịch PBS 0,01 M (pH = 7,0)
Natri hydrophotphat (Na2HPO4) 9,47 g
Kali dihydrophotphat (KH2PO4) 9,08 g
Nước cất 900 ml
Hòa tan natri hydrophotphat, kali dihydrophotphat trong nước và lắc cho tan hết.
CHÚ Ý: có thể sử dụng PBS thương mại và pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
A.2 Dung dịch Giemsa 10 %
Dung dịch Giemsa azur-Eosin-Methylene blue 1 phần
Dung dịch PBS 0,01 M (pH = 7,0) 9 phần
CHÚ Ý: nồng độ dung dịch giemsa có thể thay đổi theo các phòng thí nghiệm.

Theo đó, để tiến hành chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò thông qua phương pháp nhuộm Giemsa thì cần sử dụng dung dịch PBS (phosphate buffered saline; dung dịch Giemsa 10%.

Thực hiện phương pháp nhuộm Giemsa như thế nào để có thể chẩn đoán bệnh roi trùng ở bò?

Theo tiết 6.2.4.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-44:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 44: Bệnh roi trùng (Trichomonosis) quy định về cách tiến hành phương pháp nhuộm Giemsa như sau:

Bước 1: chuẩn bị tiêu bản

- Nhỏ 1 giọt dịch mẫu từ âm đạo hoặc dương vật (tương đương 5 µl đến 10 µl) lên một đầu của phiến kính;

- Dàn mỏng dịch mẫu bằng lamen hoặc một phiến kính khác;

- Tiêu bản đã để khô tự nhiên sau đó cố định bằng methanol tuyệt đối trong 1 min. Để khô.

Bước 2: nhuộm tiêu bản

- Đặt tiêu bản vào cốc đựng dung dịch giemsa 10 % trong 30 min;

- Rửa tiêu bản bằng nước sạch từ 3 lần đến 4 lần;

- Để khô tiêu bản ở nhiệt độ phòng.

Bước 3: Xem hình thái roi trùng Tritrichomonas foetus

- Dùng kính hiển vi có vật kính có độ phóng đại 100 lần hoặc 400 lần đối với phương pháp soi tươi, vật kính dầu có độ phóng đại 1000 lần đối với phương pháp nhuộm Giemsa;

- Ký sinh trùng dài từ 8 µm đến 18 µm và rộng từ 4 µm đến 9 µm, hình lê, có nhân lớn, có 3 roi phía trước và roi thứ 4 cong uốn khúc về phía sau, nối với thân bằng màng rung động, sau màng này là phần roi tự do, dọc thân có trụ giữa hình đũa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

878 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào