Đề án thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải có những nội dung gì? Việc phê duyệt đề án này được thực hiện bởi cơ quan nào?
- Đề án thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải có những nội dung gì?
- Việc thẩm định và phê duyệt đề án thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được thực hiện bởi cơ quan nào?
- Đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng điều kiện gì?
Đề án thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải có những nội dung gì?
Đề án thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 10 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 10/2017/QĐ-TTg quy định về việc xây dựng đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Xây dựng đề án
1. Các đơn vị chủ trì xây dựng đề án bao gồm những nội dung sau:
a) Thuyết minh kinh nghiệm, năng lực, khả năng thực hiện của Đơn vị chủ trì;
b) Sự cần thiết và tính phù hợp của đề án;
c) Chi tiết nội dung hoạt động;
d) Dự toán kinh phí chi tiết (bao gồm mức hỗ trợ đề nghị từ nguồn kinh phí Chương trình, nguồn kinh phí đối ứng (nếu có));
đ) Tiến độ thực hiện;
e) Kết quả và các sản phẩm dự kiến;
g) Đánh giá hiệu quả và tác động của đề án.
2. Các đề án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đáp ứng nhu cầu thực tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành, địa phương đã được Chính phủ phê duyệt;
d) Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;
đ) Đối với các đề án có thời gian thực hiện kéo dài hơn 01 năm tài chính, Đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.
Như vậy, việc xây dựng đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ cần có những nội dung như sau
- Thuyết minh kinh nghiệm, năng lực, khả năng thực hiện của Đơn vị chủ trì;
- Sự cần thiết và tính phù hợp của đề án;
- Chi tiết nội dung hoạt động;
- Dự toán kinh phí chi tiết (bao gồm mức hỗ trợ đề nghị từ nguồn kinh phí Chương trình, nguồn kinh phí đối ứng (nếu có));
- Tiến độ thực hiện;
- Kết quả và các sản phẩm dự kiến;
- Đánh giá hiệu quả và tác động của đề án.
Việc thẩm định và phê duyệt đề án thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được thực hiện bởi cơ quan nào?
Tại Điều 12 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 10/2017/QĐ-TTg về việc thẩm định và phê duyệt đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Thẩm định và phê duyệt đề án
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch; thành phần bao gồm đại diện Bộ Công Thương, đại diện các bộ, ngành và các tổ chức liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định các đề án do các Đơn vị chủ trì xây dựng. Hội đồng có thể mời và tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thẩm định.
Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án; tổng hợp gửi Hội đồng để thẩm định; phê duyệt các đề án trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định, đánh giá và phê duyệt các đề án thuộc Chương trình sử dụng kinh phí của địa phương.
Bộ Công Thương sẽ là đơn vị có thẩm quyền được phê duyệt các đề án thuộc Chương trình do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định, đánh giá và phê duyệt các đề án thuộc Chương trình sử dụng kinh phí của địa phương.
Đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 2 Thông tư 29/2018/TT-BTC quy định điều kiện đối với đơn vị chủ trì, theo đó
Đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc chương trình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ hoặc các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc chương trình.
- Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện các đề án thuộc chương trình.
- Có chiến lược phát triển ngành hoặc sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cụ thể trên thị trường mục tiêu.
- Nắm rõ nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ của tổ chức, cá nhân được hỗ trợ.
- Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.