Đề án của Đảng là gì? Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng theo Quy định 66?

Đề án của Đảng là gì? Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng theo Quy định 66? Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng như thế nào theo quy định?

Đề án của Đảng là gì?

Thể loại văn bản của Đảng được quy định tại Điều 4 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 như sau:

Thể loại văn bản
...
19- Chương trình
Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể.
20- Đề án
Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
21- Phương án
Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức.
22- Dự án
Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra.
23- Tờ trình
Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
24- Công văn
Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
...

Như vậy, theo quy định thì Đề án của Đảng là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đề án của Đảng là gì? Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng theo Quy định 66?

Đề án của Đảng là gì? Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng theo Quy định 66? (hình từ internet)

Các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng?

Các thành phần thể thức bắt buộc trong văn bản chính thức của Đảng được quy định tại Điều 15 Quy định 66-QĐ/TW năm 2017 như sau:

Các thành phần thể thức bắt buộc
Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.

Đối chiêu theo quy định thì Đề án của Đảng phải có các thành phần thể thức bắt buộc sau đây:

- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.

- Tên cơ quan ban hành văn bản.

- Số và ký hiệu văn bản.

- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.

- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.

- Phần nội dung văn bản.

- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Nơi nhận văn bản.

Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng như thế nào?

Căn cứ tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 quy định về kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức bắt buộc phải có trong Đề án của Đảng cụ thể như sau:

Thông thường nội dung bản văn được dàn đều cả hai lề; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào khoảng 10 mm; khoảng cách giữa các đoạn văn bản (Spacing) tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng (Line spacing) tối thiểu là 18pt (Exactly); kết thúc nội dung văn bản có dấu chấm (.).

Những văn bản có phần căn cứ ban hành, mỗi căn cứ trình bày một dòng riêng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), riêng căn cứ cuối cùng có dấu phẩy (,).

Những văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm trình bày như sau:

+ Phần, chương: Các từ "Phần", "Chương" và số thứ tự của phần, chương trình bày một dòng riêng, chính giữa; số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã hoặc ghi bằng chữ; tên phần, chương (nếu có) trình bày ngay dưới từ "Phần", "Chương".

+ Mục: Từ "Mục" và số thứ tự của mục trình bày một dòng riêng, chính giữa; số thứ tự của mục dùng chữ số Ả-rập; tên mục (nếu có) trình bày ngay dưới từ "Mục".

+ Điều: Từ "Điều", số thứ tự và tên điều (hoặc nội dung của điều) trình bày cùng một dòng; số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.).

+ Khoản: Số thứ tự của khoản ghi bằng chữ số Ả-rập; sau số thứ tự của khoản có dấu chấm (.), tiếp đến tên khoản (nếu có) và nội dung của khoản.

+ Điểm: Thứ tự các điểm được ghi bằng chữ cái tiếng Việt theo thứ tự a, b, c..., sau chữ cái có dấu ngoặc đơn đóng và nội dung của điểm.

Nội dung văn bản trình bày dưới tên loại và trích yếu nội dung văn bản (ô số 6, Phụ lục 1).

Xem thêm: Chi bộ đảng có tối đa bao nhiêu đảng viên?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
46 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào