Dây đỡ cả người gồm những phụ kiện gì? Dây đỡ cả người được phân thành những loại nào và chức năng của từng loại quy định ra sao?

Yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của dây đỡ cả người là gì? Để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc ở những nơi có nguy cơ ngã từ trên cao xuống, và ở những nơi vì lý do kỹ thuật nên cần thiết lập việc sử dụng hệ thống chống rơi ngã cá nhân là dây đỡ cả người. Vậy thì dây đỡ cả người được hiểu thế nào? Phân thành mấy loại và chức năng của từng loại quy định ra sao?

Thiết kế và kết cấu của dây đỡ cả người

Thiết kế và kết cấu của dây đỡ cả người (Hình từ Internet)

Dây đỡ cả người gồm những phụ kiện gì?

Theo Mục 3.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333 - 1 : 2000, With Amendment 1:2002) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 1: Dây đỡ cả người có giải thích dây đỡ cả người như sau:

"3.1. Dây đỡ cả người (Full-body harnesses)
3.1.1. Dây đỡ cả người [full-body harnesses (DĐCN)]
Bộ phận của thiết bị đỡ cả người để giữ người ở trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
Xem hình 1
CHÚ THÍCH 1: DĐCN có thể gồm: các dây đai, phụ kiện, khóa hoặc những chi tiết khác được sắp xếp và lắp đặt một cách hợp lý để đỡ và giữ cơ thể người trong quá trình rơi và sau khi sự rơi kết thúc.
CHÚ THÍCH 2: DĐCN có thể gắn với những phụ kiện khác cho phép nối với các loại hệ thống an toàn như hệ thống tại vị trí làm việc."

Theo đó, dây đỡ cả người có thể hiểu là bộ phận của thiết bị đỡ cả người để giữ người ở trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân.

Dây đỡ cả người có thể bao gồm: các dây đai, phụ kiện, khóa hoặc những chi tiết khác được sắp xếp và lắp đặt một cách hợp lý để đỡ và giữ cơ thể người trong quá trình rơi và sau khi sự rơi kết thúc.

Dây đỡ cả người được phân thành những loại nào và chức năng của từng loại quy định ra sao?

Theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333 - 1 : 2000, With Amendment 1:2002) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 1: Dây đỡ cả người quy định về phân loại dây đỡ cả người như sau:

"4.2. Phân loại
4.2.1. Xác định loại
Tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống phân loại quy định chức năng chống rơi ngã là bắt buộc và các chức năng khác là tùy chọn như sau:
a) tất cả DĐCN phải tối thiểu là loại A đối với mục đích chống rơi ngã;
b) khi DĐCN có những chi tiết liên kết tùy chọn, chúng được phân loại như sau:
1) Loại D đối với mục đích điều khiển lên/xuống;
2) Loại E đối với mục đích dẫn trong không gian hạn chế;
3) Loại P đối với mục đích tại vị trí làm việc.
CHÚ THÍCH: Một DĐCN có thể gồm nhiều loại.
4.2.2. Loại A - Chống rơi ngã
DĐCN loại A được thiết kế để đỡ cơ thể người trong và sau khi sự rơi kết thúc. Chúng phải có ít nhất một chi tiết liên kết chống rơi ngã. Chi tiết liên kết chống rơi ngã phải được bố trí sao cho nó đặt ở phía sau của người đeo và chính giữa hai dây quàng vai trên, hoặc ở giữa phần trước ngực khoảng gần chiều cao của xương ức.
4.2.3. Loại D - Điều khiển lên/xuống
DĐCN loại D thỏa mãn những yêu cầu của DĐCN loại A và có những chi tiết liên kết bổ sung cho phép người điều khiển nối với hệ thống điều khiển đi xuống. DĐCN loại D có những chi tiết liên kết điều khiển lên/xuống đặt ở những vị trí cho phép người sử dụng lựa chọn vị trí ngồi thích hợp trong khi treo lơ lửng. Những chi tiết liên kết điều khiển lên/xuống không dùng để kết nối với HTCRN.
4.2.4. Loại E - Dẫn trong không gian hạn chế
DĐCN loại E thỏa mãn những yêu cầu của DĐCN loại A và có những chi tiết liên kết bổ sung cho phép người sử dụng kết nối với hệ thống dẫn trong không gian hạn chế. DĐCN loại E phải có chi tiết liên kết trượt ở mỗi dây quàng vai, sử dụng theo cặp, không tách rời, cho phép người sử dụng lựa chọn một vị trí gần như thẳng đứng trong khi treo. Những chi tiết liên kết dẫn trong không gian hạn chế không dùng để kết nối với HTCRN.
4.2.5. Loại P - Vị trí làm việc
DĐCN loại P thỏa mãn những yêu cầu của DĐCN loại A và có một hoặc nhiều chi tiết liên kết bổ sung cho phép người sử dụng kết nối với hệ thống tại vị trí làm việc. DĐCN loại P phải có ít nhất một chi tiết liên kết tại vị trí làm việc được lắp vào sao cho đặt ở gần đoạn thắt lưng. Nếu chỉ có một chi tiết liên kết tại vị trí làm việc, nó phải đặt ở trung tâm phía trước. Nếu có nhiều chi tiết liên kết tại vị trí làm việc, ngoài việc đặt ở trung tâm phía trước chúng phải được đặt đối xứng theo cặp và chỉ được sử dụng như một cặp, nghĩa là không tách rời. Các chi tiết liên kết tại vị trí làm việc không dùng để kết nối với HTCRN."

Theo đó, dây đỡ cả người được phân thành bốn loại chính đó là: Loại A - Chống rơi ngã, Loại D - Điều khiển lên/xuống, Loại E - Dẫn trong không gian hạn chế và Loại P - Vị trí làm việc.

Và chức năng của bốn loại này được quy định cụ thể từ Mục 4.2.2 đến Mục 4.2.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-1:2007.

Những yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của dây đỡ cả người là gì?

Những yêu cầu về thiết kế và kết cấu của dây đỡ cả người cần đảm bảo thực hiện theo Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333 - 1 : 2000, With Amendment 1:2002) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Phần 1: Dây đỡ cả người như sau:

"4.3. Thiết kế và kết cấu
4.3.1. Các yêu cầu chung
4.3.1.1. Mục đích của DĐCN là đỡ cơ thể và phân bố xung lực động và lực treo sau khi rơi phù hợp trên toàn cơ thể. DĐCN không được tạo thêm bất cứ rủi ro nào và có mức độ thoải mái chấp nhận được.
4.3.1.2. DĐCN bao gồm tập hợp những dây được nối, bố trí thích hợp xung quanh vùng khung chậu, chân và vai như trong hình 1. Ngoài ra nó có thể gồm một dây bụng và/hoặc một dây ngực. DĐCN phải điều chỉnh được để cho vừa với người đeo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4.3.1.3. DĐCN phải được thiết kế sao cho khi đeo vào, những dây của DĐCN không có khả năng di chuyển hoặc nới lỏng ngoài ý muốn so với vị trí ban đầu hoặc điều chỉnh ngoài ý muốn.
4.3.1.4. DĐCN có thể đeo bên trong quần áo.
4.3.1.5. có thể kiểm tra toàn bộ DĐCN bằng mắt thường, ngay cả khi đeo bên trong quần áo."

Như vậy, mục đích của dây đỡ cả người là đỡ cơ thể và phân bố xung lực động và lực treo sau khi rơi phù hợp trên toàn cơ thể. Dây đỡ cả người không được tạo thêm bất cứ rủi ro nào và có mức độ thoải mái chấp nhận được.

Dây đỡ cả người phải được thiết kế sao cho khi đeo vào, những dây của dây đỡ cả người không có khả năng di chuyển hoặc nới lỏng ngoài ý muốn so với vị trí ban đầu hoặc điều chỉnh ngoài ý muốn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,921 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào