Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên phải không? Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ bao nhiêu vụ lúa?
Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên phải không? Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ bao nhiêu vụ lúa?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
1. Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:
a) Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;
b) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.
2. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
...
Theo đó, đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính.
Cùng với đó, thì đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên.
Đất trồng lúa có phải là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hay không? Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ bao nhiêu vụ lúa? (Hình từ Internet)
Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa xác định như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
...
2. Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương
a) Đối với đất trồng lúa được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao; khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa; nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
b) Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được xác định trên cơ sở quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp kỳ trước; khả năng, nguồn lực để khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng mới, khoanh nuôi tái sinh); nhu cầu chuyển đất lâm nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác;
...
Theo đó, tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia cho các địa phương đối với đất trồng lúa được xác định như sau:
- Xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;
- Bảo đảm giữ đất trồng lúa tại những khu vực năng suất, chất lượng cao;
- Khu vực có tiềm năng đất đai, lợi thế cho việc trồng lúa;
- Nhu cầu chuyển đất trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác.
Kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về kế hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các nội dung sau đây:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất 05 năm trước, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
- Xác định quan điểm, mục tiêu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ kế hoạch;
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm của cả nước đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất quốc phòng, đất an ninh;
- Đánh giá tác động của kế hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Giải pháp, nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất gồm: giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất; giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất;
- Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất gồm báo cáo tổng hợp, hệ thống cơ sở dữ liệu kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.