Đất rừng có được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn không? Dự án sân gôn xây dựng lần đầu có diện tích tối đa là bao nhiêu?

Tôi có câu hỏi là Đất rừng có được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn không? Dự án sân gôn xây dựng lần đầu có diện tích tối đa là bao nhiêu? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.H đến từ Bình Dương.

Đất rừng có được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn không?

Đất rừng có được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện sử dụng đất để thực hiện Dự án sân gôn
1. Các loại đất không được sử dụng để xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn:
a) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Đất rừng, đất trồng lúa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
c) Đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao;
đ) Đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo.
2. Dự án sân gôn ở vùng trung du, miền núi được sử dụng tối đa không quá 5 ha đất trồng lúa một vụ, phân tán tại địa điểm xây dựng và phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, điều kiện thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Dự án sân gôn sử dụng đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên phải đáp ứng điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lâm nghiệp.
4. Việc sử dụng đất tại vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích để xây dựng sân gôn không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật di sản văn hóa.

Như vậy, theo quy định trên thì đất rừng không được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn, trừ khi đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên phải đáp ứng điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lâm nghiệp thì được sử dụng thể thực hiện dự án sân gôn.

sân gôn

Đất rừng có được sử dụng để thực hiện dự án sân gôn không? (Hình từ Internet)

Dự án sân gôn xây dựng lần đầu có diện tích tối đa là bao nhiêu?

Dự án sân gôn xây dựng lần đầu có diện tích tối đa là bao nhiêu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 52/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện xây dựng, mở rộng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn
1. Diện tích sân gôn tiêu chuẩn (18 lỗ) không quá 90 ha (bình quân không quá 5 ha trên một lỗ gôn); diện tích Dự án sân gôn xây dựng lần đầu không được quá 270 ha (54 lỗ gôn).
2. Mật độ xây dựng gộp của khu đất xây dựng sân gôn và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân gôn thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
3. Nhà đầu tư phải hoàn thành xây dựng sân gôn trong thời hạn không quá 36 tháng (đối với sân gôn 18 lỗ) hoặc không quá 48 tháng (đối với sân gôn khác) kể từ ngày được quyết định cho thuê đất.
4. Việc mở rộng Dự án sân gôn đã được quyết định chủ trương đầu tư chỉ được xem xét sau khi Dự án đó đã hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động và đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 5 và 6 Nghị định này.
5. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất các Dự án sân gôn khác nhau trên cùng địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đề xuất Dự án sân gôn kế tiếp của nhà đầu tư đó chỉ được xem xét sau khi Dự án sân gôn đã được quyết định chủ trương đầu tư trước đó hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động.

Như vậy, theo quy định trên thì dự án sân gôn xây dựng lần đầu có diện tích là không được quá 270 ha (54 lỗ gôn).

Ai có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện Dự án sân gôn?

Ai có trách nhiệm trong việc giám sát thực hiện Dự án sân gôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2020/NĐ-CP như sau:

Giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Dự án sân gôn
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện chế độ giám sát, đánh giá việc thực hiện Dự án sân gôn theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
2. Việc kiểm tra, thanh tra Dự án sân gôn thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện chế độ giám sát thực hiện Dự án sân gôn theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,350 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào