Đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà có phải là hành vi lấn chiếm đất đai hay không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Trong xóm tôi có một nhà hay đem cây cảnh về đặt trước nhà, mới đầu còn ít nên không sao nhưng mà số lượng ngày càng tăng làm lối đi của mọi người trong hẻm bị hạn chế, tôi muốn biết việc này có đang lấn chiếm đất đai không? Câu hỏi của chị N.T.N.H từ TP.HCM.

Đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà có phải là hành vi lấn chiếm đất đai hay không?

Để xem xét việc cá nhân đặt các chậu cây cảnh trước cửa nhà có phải là hành vi lấn chiếm đất đai không thì cần xem xét diện tích đất sở hữu của cá nhân đó đối đối với phần đất mà họ đang cư trú.

Theo đó, thông tin về diện tích đất của cá nhân sẽ được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:

Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận
Thông tin về thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận đối với tất cả các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận theo quy định như sau:
1. Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi "01".
2. Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
3. Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,...); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
4. Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
...

Thông tin về phần diện tích đất mà cá nhân sở hữu được thể hiện bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Lưu ý: đối với nhà chung cư thì thông tin về phần diện tích đất sở hữu chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ.

Trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở trên phần đất mà họ sở hữu có chừa ra một phần diện tích đất để làm sân hoặc khoảng trống để đặt chậu cây cảnh thì không được xem là hành vi lấn chiếm đất đai.

Ngược lại, nếu cá nhân đã xây dựng nhà ở đúng với diện tích mà mình đang sở hữu mà còn đặt nhiều chậu cây cảnh trước nhà (kể cả nhà ở mặt tiền hay trong khu vực hẻm) sẽ được xem là hành vi lấn chiếm đất.

Đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà có phải là hành vi lấn chiếm đất đai hay không?

Đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà có phải là hành vi lấn chiếm đất đai hay không? (Hình từ Internet)

Đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà lấn chiếm đất bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) như sau:

Lấn, chiếm đất
1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
...
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
...

Thông thường việc đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà sẽ không chiếm quá nhiều diện tích, cho nên đối với hành vi đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà mà lấn chiếm phần đất công hoặc đất của người khác thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (đối với khu vực nông thôn).

Trường hợp việc đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà (lấn chiếm đất đai) xảy ra ở khu vực đô thị mức xử thì có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn phải dẹp bỏ những chậu cây cảnh để hoàn trả lại phần đất mà mình đã lấn chiếm như ban đầu.

Việc đặt chậu cây cảnh trước cửa nhà còn có thể bị phạt tiền vì cản trở giao thông hay không?

Tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
...

Trong trường đặt cây cảnh trước cửa nhà ngoài diện tích đất mình sở hữu thì ngoài bị xem là hành vi lấn chiếm đất đai ra, việc đặt cây trước cửa nhà còn có thể gây cản cản trở giao thông.

Đối với hành vi cản trở giao thông trên, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,317 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào