Dắt bộ xe máy có bị thổi nồng độ cồn hay không? Dắt bộ xe máy qua chốt xong vẫn điều khiển phương tiện và bị thổi nồng độ cồn thì mức phạt là bao nhiêu tiền?
Dắt bộ xe máy có bị thổi nồng độ cồn hay không?
Trước hết tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Như vậy, theo quy định thì pháp luật nghiêm cấm hành vi “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Mà điều khiển phương tiện giao thông được giải thích tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Như vậy, nếu thực hiện hành vi dắt bộ xe máy trong suốt quãng đường từ địa điểm uống rượu bia về đến nhà, thì không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông, cho nên sẽ không bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn.
Còn nếu người tham gia giao thông "lách luật" bằng cách xuống xe dắt bộ khi thấy chốt trạm kiểm tra của CSGT nhằm đối phó, và sau khi qua chốt vẫn thực hiện điều khiển phương tiện thì hoàn toàn bị kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn.
Ngoài ra, CSGT có thể chứng minh hành vi vi phạm bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện ghi hình để lập biên bản vi phạm, xử phạt theo quy định.
Dắt bộ xe máy có bị thổi nồng độ cồn hay không? Dắt bộ xe máy qua chốt xong vẫn điều kiển phương tiện và bị thổi nồng độ cồn thì mức phạt là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Dắt bộ xe máy qua chốt xong vẫn điều kiển phương tiện và bị thổi nồng độ cồn thì mức phạt là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có cụm từ này bị thay thế bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về việc xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì nếu người tham gia giao thông "lách luật" bằng cách xuống xe dắt bộ khi thấy chốt trạm kiểm tra của CSGT nhằm đối phó, và sau khi qua chốt vẫn thực hiện điều khiển phương tiện thì hoàn toàn bị kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn thì khi bị CSGT xử phạt thì mức phạt cụ thể từ 2.000.000 đồng đến cao nhất là 8.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 24 tháng.
Cảnh sát giao thông có được kiểm tra hành vi dắt bộ xe máy qua chốt xong vẫn điều khiển phương tiện và bị thổi nồng độ cồn hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát công khai như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
...
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì Cán bộ Cảnh sát giao thông trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát cơ động hoàn toàn có quyền xử lý khi phát hiện hành vi dắt bộ xe máy qua chốt xong vẫn điều khiển phương tiện và bị thổi nồng độ cồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.