Đặt bảng quảng cáo thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ phải đảm bảo về khoảng cách vị trí như thế nào?

Công ty mình muốn quảng cáo thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi thì có được phép đặt các bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ được không? Nếu được thì bên mình phải đặt bảng quảng cáo thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ phải đảm bảo về khoảng cách vị trí như thế nào? Bảng quảng cáo ngoài trời thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi nhưng bị thiếu nguyên liệu trong chế biến bị xử phạt như thế nào?

Thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi thì có được phép đặt các bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ được không?

Theo Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phương tiện quảng cáo như sau:

- Báo chí.

- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

- Phương tiện giao thông.

- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thuốc lá.

- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Theo đó, thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi không nằm trong danh sách sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nên vẫn được phép đặt các bảng quảng cáo ngoài trời dọc các tuyến quốc đường quốc lộ.

Quảng cáo thức ăn chăn nuôi

Quảng cáo thức ăn chăn nuôi

Đặt bảng quảng cáo thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ phải đảm bảo về khoảng cách vị trí như thế nào?

Theo Điều 27 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn như sau:

- Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.

- Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

+ Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;

+ Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.

- Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày

Theo đó, đặt bảng quảng cáo thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi ngoài trời dọc các tuyến đường quốc lộ phải đảm bảo hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông.

Bảng quảng cáo ngoài trời thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo thể hiện những thông tin gì?

Theo Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi như sau:

- Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.

- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:

+ Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;

+ Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Như vậy, bảng quảng cáo ngoài trời thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo thể hiện những thông tin như tên thức ăn chăn nuôi, xuất xứ nguyên liệu chế biến, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Bảng quảng cáo ngoài trời thức ăn tăng trưởng dùng trong chăn nuôi nhưng bị sai nguồn gốc xuất xứ xử phạt như thế nào?

Theo Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như sau:

“Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, quảng cáo sai nguồn gốc xuất xứ về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.

Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,025 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào