Đập trọng lực bê tông đầm lăn là gì? Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập sử dụng trong công trình thủy lợi?

Đập trọng lực bê tông đầm lăn là gì? Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập trọng lực bê tông đầm lăn sử dụng trong công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai được quy định như thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh H. (Tiền Giang)

Đập trọng lực bê tông đầm lăn là gì?

Đập trọng lực bê tông đầm lăn được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13463:2022 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đập trọng lực bê tông đầm lăn như sau:

3.1
Đập trọng lực bê tông đầm lăn (Roller compacted concrete gravity dams)
Đập trọng lực bê tông được thi công bằng phương pháp đầm lăn.
3.2
Bê tông đầm lăn (BTĐL) (Roller compacted concrete)
Loại bê tông không có độ sụt được tạo thành bởi hỗn hợp bao gồm cốt liệu nhỏ (cát thiên nhiên hoặc cát nghiền), cốt liệu lớn (đá dăm), chất kết dính (xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn), nước, phụ gia đầy, phụ gia hóa học. Sau khi trộn, vận chuyển, san rải, được đầm chặt bằng thiết bị đầm lăn rung.

Theo quy định nêu trên thì đập trọng lực bê tông đầm lăn (Roller compacted concrete gravity dams) được hiểu là đập trọng lực bê tông được thi công bằng phương pháp đầm lăn.

Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập trọng lực bê tông đầm lăn sử dụng trong công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai?

Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập trọng lực bê tông đầm lăn sử dụng trong công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai được căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13463:2022 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đập trọng lực bê tông đầm lăn như sau:

4. Yêu cầu chung
4.1 Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập và tính toán thiết kế
4.1.1 Lựa chọn kiểu đập và kết cấu đập trọng lực bê tông đầm lăn cần lựa chọn trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ của công trình dựa trên các điều kiện tự nhiên của công trình (khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất công trình, kiến tạo và động đất, vật liệu xây dựng, điều kiện thi công).
4.1.2 Phải tính toán để đảm bảo an toàn về ổn định (trượt, lật) và độ bền (ứng suất, biến dạng, thấm) của thân và nền đập theo quy định tại TCVN 9137, TCVN4253 và điều 9.1 của tiêu chuẩn này.
4.1.3 Để kiểm soát nhiệt độ của vữa bê tông khi đổ và tốc độ lên đập, phải tính toán, kiểm tra khả năng gây nứt các bộ phận thân đập do tác dụng của nhiệt độ (nhiệt thủy hóa của bê tông và nhiệt độ của môi trường tác động lên đập) theo quy định tại TCVN 9137 và điều 11 của tiêu chuẩn này.
...

Theo đó, lựa chọn kiểu đập và kết cấu đập trọng lực bê tông đầm lăn cần lựa chọn trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ của công trình dựa trên các điều kiện tự nhiên của công trình (khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất công trình, kiến tạo và động đất, vật liệu xây dựng, điều kiện thi công).

bê tông đầm lăn

Đập trọng lực bê tông đầm lăn là gì? Yêu cầu về lựa chọn kiểu đập sử dụng trong công trình thủy lợi? (Hình từ Internet)

Xi măng sử dụng cho bê tông đầm lăn cần được ưu tiên lựa chọn loại nào?

Yêu cầu đối với vật liệu xây dựng được căn cứ theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13463:2022 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đập trọng lực bê tông đầm lăn như sau:

4. Yêu cầu chung
...
4.2 Yêu cầu đối với vật liệu xây dựng
4.2.1 Xi măng sử dụng cho bê tông đầm lăn cần được ưu tiên lựa chọn loại xi măng poóc lăng (PC) có lượng phát nhiệt thấp và thời gian đông kết của bê tông dài hơn, khi có yêu cầu chống xâm thực thì hàm lượng C3A trong xi măng nên nhỏ hơn 5%. Nếu sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) (đã có thành phần phụ gia khoáng) thì cần phải chú ý đến tỷ lệ sử dụng phụ gia khoáng đã có trong xi măng để đảm bảo lượng PC và hàm lượng trộn thêm phụ gia khoáng phù hợp theo quy định. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng xi măng cần được đảm bảo tương ứng theo TCVN 2682 và TCVN 6260.
4.2.2 Chất lượng phụ gia khoáng sử trong bê tông đầm lăn cần phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại TCVN 8825. Hiệu quả sử dụng phụ gia khoáng cần phải thông qua thí nghiệm để đánh giá và xác định.
4.2.3 Cốt liệu sử dụng chế tạo hỗn hợp bê tông cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 7570 và TCVN 9205 và các yêu cầu dùng cho các loại bê tông trong thân đập (vùng nội bộ thân đập, vỏ đập, bề mặt, v.v...) quy định tại TCVN 9137 và TCVN 4116; cốt liệu trước khi sử dụng phải được lấy mẫu và thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại TCVN 7570, TCVN 9205 và các quy định hiện hành khác có liên quan.
4.2.4 Thành phần và cấp phối vật liệu sử dụng cho bê tông đầm lăn thực hiện theo các quy định tại TCVN 10403 và các quy định hiện hành khác có liên quan.
...

Theo quy định nêu trên thì xi măng sử dụng cho bê tông đầm lăn cần được ưu tiên lựa chọn loại xi măng poóc lăng (PC) có lượng phát nhiệt thấp và thời gian đông kết của bê tông dài hơn, khi có yêu cầu chống xâm thực thì hàm lượng C3A trong xi măng nên nhỏ hơn 5%.

Nếu sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) (đã có thành phần phụ gia khoáng) thì cần phải chú ý đến tỷ lệ sử dụng phụ gia khoáng đã có trong xi măng để đảm bảo lượng PC và hàm lượng trộn thêm phụ gia khoáng phù hợp theo quy định. Yêu cầu kỹ thuật và chất lượng xi măng cần được đảm bảo tương ứng theo TCVN 2682 và TCVN 6260.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,410 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào