Đáp án Đợt 4 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết?
Đáp án Đợt 4 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết?
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm được công khai tại địa chỉ https://thitructuyen.thanhhoa.gov.vn.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 với các đợt thi như sau:
- Đợt 4: Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 30/9/2024 và kết thúc vào 0h ngày 04/10/2024.
Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 Đợt 3 như sau:
Câu 1: Yêu cầu chính của Tổ công nghệ số công cộng là gì?
Triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân
Câu 2: Chính sách không gian mạng quốc gia nhằm mục tiêu gì?
Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia trên không gian mạng
Câu 3: Cách tốt nhất để quản lý thời gian sử dụng internet của trẻ em là gì?
Thiết lập lịch trình củ thể và giám sát thời gian sử dụng.
Câu 4: Nhân lực số là gì?
Tất cả các đáp án
Câu 5: Tổ công nghệ số cộng đồng được thiết lập kênh điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên các mạng xã hội nào để tương tác, trao đổi hàng ngày, báo cáo nhanh tình hình triển khai thực hiện?
Zalo. Viber. Facebook
Câu 6: Trong kỷ nguyên số, công dân có trách nhiệm gì?
Sử dụng công nghệ để thúc đẩy kết nối cộng đồng toàn cầu.
Câu 7: Từ ngày 01/07/2024 chỉ sử dụng duy nhất tài khoản gì để truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa?
Tài khoản định danh điện tử (VNeID)
Câu 8: Công dân số cần phải làm gì để thúc đẩy các cơ hội kinh tế bình đẳng?
Chia sẻ kiến thức và kỹ năng số với cộng đồng.
Câu 9: Tính đến hiện tại, tỷ lệ thôn tại Thanh Hóa được phủ sóng di động đạt:
100%
Câu 10: Theo quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2024 có bao nhiêu xã hoàn thành chuyển đổi số?
133
Câu 11: Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 38/03/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa; đến năm 2025 phải có bao nhiêu doanh nghiệp số?
Ít nhất 100
Câu 12: Khi nhận được một cuộc gọi lạ báo bạn đã trúng thưởng và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để trao giải thưởng, bạn nên xử lý như thế nào?
Kiểm tra thông tin về nguồn gốc của giải thưởng, từ chối cung cấp thông tin cá nhân và kết thúc cuộc gọi.
Câu 13: Truyền thông số đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?
Giảm nhu cầu sử dụng giấy và giảm phát thải carbon
Câu 14: Công nghệ Blockchain có thể được áp dụng như thế nào trong lĩnh vực đất đai?
Tăng cường bảo mật và minh bạch trong giao dịch đất đai
Câu 15: Công dân số cần có kỹ năng gì để tham gia hiệu quả vào xã hội số?
Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin linh hoạt và hiệu quả
Câu 16: Đến thời điểm 20/05/2022, tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản, khu phố?
4.233 tổ
Câu 17: Công dân số cần phải làm gì để đảm bảo quyền riêng tư trực tuyến?
Sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư
Câu 18: Mỗi người có thể đăng ký mấy tài khoản định danh điện tử (VNeID)?
1 tài khoản
Câu 19: Mục tiêu chính của chuyển đổi số tại Thanh Hóa là gì?
Phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Câu 20: Trong các mục tiêu cụ thể về Chính quyền số đến năm 2025 của Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hưởng đến năm 2030; mục tiêu nào là đúng nhất?
100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).
Câu 21: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định các lĩnh vực để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế số, gồm:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ, thương mại, du lịch; tài chính ngân hàng; tài nguyên và môi truong.
Câu 22: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thưởng vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, số lượng xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?
Trên 300
Câu 23: Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ công nghệ số cộng đồng cần Hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như
Thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các dịch vụ y tế số.
Câu 24: Theo công văn số 557/STTTT-CNTT ngày 28/3/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa về Hướng dẫn hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng nào là đúng nhất?
Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt,...
Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án Đợt 4 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số thu hẹp khoản cách số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
II. MỤC TIÊU CƠ BẢN
...
2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
...
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 30% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Theo đó, mục tiêu cơ bản đến nằm 2030 đối với việc phát triển xã hội số thu hẹp khoảng cách số như sau:
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số như sau:
- Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
- Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.