Đáp án Đợt 1 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết?

Đáp án Đợt 1 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết? Ngày Chuyển đổi số quốc gia là ngày bao nhiêu? Tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì? Người dân có phải là trung tâm của chuyển đổi số quốc gia không?

Đáp án Đợt 1 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa mới nhất đầy đủ, chi tiết?

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên phần mềm được công khai tại địa chỉ https://thitructuyen.thanhhoa.gov.vn.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 với các đợt thi như sau:

- Đợt 1: Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 09/9/2024 và kết thúc vào 0h ngày 13/9/2024.

- Đợt 2: Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 16/9/2024 và kết thúc vào 0h ngày 20/9/2024.

- Đợt 3: Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 23/9/2024 và kết thúc vào 0h ngày 27/9/2024.

- Đợt 4: Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 30/9/2024 và kết thúc vào 0h ngày 04/10/2024.

Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 Đợt 1 như sau:

Câu 1: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra bao nhiêu mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2025

10 mục tiêu cụ thể và 6 nhiệm vụ, giải pháp

Câu 2: Tỉnh Thanh Hóa đã phát triển mô hình chợ 4.0 nhằm:

Phát triển thương mại điện tử

Câu 3: Các mục tiêu cụ thể về Xã hội số đến năm 2025 của Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Tất cả các đáp án trên.

- Có 06 huyện, thị xã, thành phố trở lên hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Có 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

Câu 4: Đâu là một ví dụ của dịch vụ công trực tuyến trong Chính quyền số?

Nộp thuế trực tuyến

Câu 5: Chuyển đổi số trong y tế giúp giảm bớt điều gì?

Thời gian và chi phí liên quan tới việc quản lý hồ sơ y tế

Câu 6: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đề ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025, doanh nghiệp công nghệ số chiếm bao nhiêu bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế?

Trên 50%

Câu 7: Việc triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến có lợi ích gì?

Mở rộng quy mô và phạm vi tiếp cận của giáo dục.

Câu 8: Những mối đe dọa chính đối với an toàn thông tin là gì?

Malware, phishing, tấn công DdoS

Câu 9: Làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật của hóa đơn điện tử?

Sử dụng mã hóa và chữ ký số

Câu 10: Công dân số cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia vào thương mại điện tử?

Kiểm tra tính an toàn của các nền tảng thương mại điện tử.

Câu 11: Người dân Thanh Hóa có thể thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến qua thiết bị nào?

Cả 3 đáp án trên

- Máy vi tính

- Điện thoại thông minh

- Máy tính bảng

Câu 12: Công dân số cần có kỹ năng gì để tham gia hiệu quả vào xã hội số?

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin linh hoạt và hiệu quả.

Câu 13: Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/05/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn nào?

2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Câu 14: Mục tiêu chính của chuyển đổi số tại Thanh Hóa

Tất cả đáp án trên

- Phục vụ doanh nghiệp

- Phục vụ người dân, nâng cao đời sống

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Câu 15: Lừa đảo “đầu tư” trực tuyến thường hứa hẹn điều gì?

Lợi nhuận cao với rủi ro thấp.

Câu 16: Một trong những lợi ích của kinh tế số là gì?

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu

Câu 17: Cách nào sau đây không phải là một phương pháp bảo mật tài khoản mạnh mẽ?

Chia sẻ mật khẩu với người đáng tin cậy để họ có thể giúp khi cần.

Câu 18: Từ ngày 01/7/2024 chỉ sử dụng duy nhất tài khoản gì để truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa?

Tài khoản định danh điện tử (VNelD)

Câu 19: Khi tương tác trên không gian mạng, chúng ta nên cân nhắc điều gì?

Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ nội dung của người khác.

Câu 20: Công nghệ 5G mang lại lợi ích gì cho xã hội?

Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn.

Câu hỏi và đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án Đợt 1 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đầy đủ, chi tiết?

Đáp án Đợt 1 trong cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024 đầy đủ, chi tiết? (Hình từ Internet)

Ngày Chuyển đổi số quốc gia là ngày bao nhiêu? Tổ chức hằng năm nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 1 và Điều 2 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

Theo đó, ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Cùng với đó, thì Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm:

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.

- Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Người dân có phải là trung tâm của chuyển đổi số quốc gia không?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định mục tiêu cơ bản đến năm 2030 của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia như sau:

III. QUAN ĐIỂM
1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
2. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

Như vậy, người dân là trung tâm của chuyển đổi số quốc gia như sau:

- Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số.

- Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia.

- Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

- Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,860 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào